Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn là gì?
Nội dung chính
Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn là gì?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có quy định về đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:
Điều 37. Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Trách nhiệm lấy ý kiến được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch. Đối với quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến;
b) Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch.
2. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:
a) Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, chuyên gia và cộng đồng dân cư có liên quan;
b) Đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại II, đô thị loại III, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại II, đô thị loại III và quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi họp Hội đồng thẩm định;
c) Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi họp Hội đồng thẩm định.
3. Nội dung lấy ý kiến gồm nội dung của quy hoạch đô thị và nông thôn; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cho ý kiến về sự bảo đảm phù hợp với yêu cầu về phát triển, kết nối hạ tầng kỹ thuật vùng, tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến về sự bảo đảm phù hợp với yêu cầu về phát triển, kết nối hạ tầng kỹ thuật tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
[...]
Theo đó, đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:
- Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, chuyên gia và cộng đồng dân cư có liên quan;
- Đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại II, đô thị loại III, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại II, đô thị loại III và quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi họp Hội đồng thẩm định;
- Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi họp Hội đồng thẩm định.
Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 41 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 về thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định như sau:
(1) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn sau đây:
- Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới trên địa bàn tỉnh hoặc trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 tỉnh trở lên;
- Quy hoạch chung khu kinh tế, quy hoạch chung khu du lịch quốc gia; quy hoạch chung thành phố, thị xã đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024;
- Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có ý nghĩa quan trọng quốc gia về chính trị, văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương;
- Các quy hoạch đô thị và nông thôn do Bộ Xây dựng tổ chức lập theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024;
- Quy hoạch chi tiết của dự án quốc phòng, an ninh cần bảo đảm bí mật nhà nước.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý trong các trường hợp sau đây:
- Quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố trực thuộc trung ương;
- Quy hoạch chung thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới, quy hoạch chung huyện, trừ các quy hoạch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024;
- Quy hoạch phân khu thuộc đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I và đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại I; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên, trừ các quy hoạch quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 và khoản 4 Điều 41 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024.
(3) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xã, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý, trừ các quy hoạch quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 41 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024.
(4) Cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập được giao quản lý khu chức năng, cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý khu chức năng có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng.
Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu chức năng, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự bảo đảm phù hợp với yêu cầu kết nối hạ tầng kỹ thuật tỉnh và việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong nội dung quy hoạch.
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.