Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gì? Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở lập theo mẫu nào?

Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gì? Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở lập theo mẫu nào? Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm là bao nhiêu giờ?

Nội dung chính

    Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gì? Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở lập theo mẫu nào?

    Tại khoản 6 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở như sau:

    Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

    Xem chi tiết mẫu Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tại đây.

    Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gì? Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở lập theo mẫu nào?(Hình từ Internet)

    Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với đội phòng cháy chữa cháy cơ sở là bao nhiêu giờ?

    Tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

    Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

    1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

    a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

    b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

    c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

    d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

    đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

    e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

    g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

    ...

    3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

    ...

    c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

    Như vậy, thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với độ phòng cháy chữa cháy cơ sở là tối thiếu 8 giờ.

    Ai là người thành lập và quản lý đội phòng cháy chữa cháy cơ sở?

    Tại Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1  Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, bởi khoản 1 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về việc thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành như sau:

    Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

    1. Đội dân phòng được thành lập ở thôn, tổ dân phố. Người được công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bổ nhiệm làm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.

    2. Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

    3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

    Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:

    a) Cơ sở hạt nhân;

    b) Cảng hàng không, cảng biển;

    c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;

    d) Cơ sở khai thác than;

    đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;

    e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

    4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.

    Như vậy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là là người thành lập và quản lý đội phòng cháy chữa cháy cơ sở.

    15