Doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ phải có sự đồng ý của chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp nào?

Trường hợp nào doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ phải có sự đồng ý của chủ tịch UBND tỉnh? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ phải có sự đồng ý của chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp nào?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/02/2021) thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt tại trụ sở chính đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật;

    - Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật;

    - Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;

    - Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;

    - Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.

    9