Đền Đồng Bằng thờ ai? Đền Đồng Bằng xây dựng năm bao nhiêu?
Nội dung chính
Đền Đồng Bằng thờ ai? Đền Đồng Bằng xây dựng năm bao nhiêu?
Đền Đồng Bằng, tương truyền thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nằm trên địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền không chỉ là nơi tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân mà còn mang ý nghĩa lịch sử, gắn với những truyền thuyết về 8 vị thánh (Bát vị) đã có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lễ hội truyền thống tại đền được tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương.
(1) Đặc điểm kiến trúc và giá trị văn hóa
- Đền Đồng Bằng được ví như một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt mỹ, là điểm đến hấp dẫn ở vùng quê lúa Thái Bình. Với diện tích gần 6.000 m², ngôi đền gồm 13 tòa, 66 gian, được xây dựng theo kiến trúc "tiền nhị, hậu đỉnh" liên hoàn, khép kín. Những mảng chạm trổ tinh xảo trên gỗ, kết hợp cùng hàng trăm câu đối, đại tự, cuốn thư sơn son thếp vàng, làm nổi bật vẻ đẹp hài hòa giữa yếu tố thần thoại và hiện thực đời thường.
- Công trình hiện nay được xây dựng vào năm 1926, thời Khải Định thứ 10, nhưng ngôi đền đã trải qua nhiều lần trùng tu từ thời Trần. Đền cũng mang dấu ấn kiến trúc truyền thống Bắc Bộ, hòa quyện với phong cách kiến trúc Huế, đặc biệt qua nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng diêm, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và hấp dẫn.
(2) Dấu ấn lịch sử
- Đền Đồng Bằng còn lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng, gắn với cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Trang Đào Động xưa, nơi ngôi đền tọa lạc, từng là phòng tuyến quân sự của nhà Trần. Tướng quân Phạm Ngũ Lão từng đến bái yết tại đây trước khi ra trận, để lại dấu ấn thiêng liêng cho ngôi đền.
- Ngày nay, đền Đồng Bằng không chỉ là nơi tâm linh mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử của người dân Thái Bình, khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân tộc.
Đền Đồng Bằng thờ ai? Đền Đồng Bằng xây dựng năm bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bảng giá đất tỉnh Thái Bình năm 2025? Tra cứu trực tuyến bảng giá đất tỉnh Thái Bình 2025?
Ngày 27/12/2024, UBND Tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định 49/2024/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 29/2024/QĐ-UBND.
Theo đó, Nghị quyết 28/2024/NQ-HĐND thông qua sửa đổi Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Nghị quyết 20/2024/NQ-HĐND vẫn được áp dụng và được sửa đổi cho phù hợp.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 thì Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
TRA CỨU TRỰC TUYẾN BẢNG GIÁ ĐẤT TỈNH THÁI BÌNH 2025
Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như thế nào?
Theo Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như sau:
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:
(1) Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
(2) Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
(3) Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.