Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo nào của Việt Nam?
Nội dung chính
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo nào của Việt Nam?
Đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn thuộc quần đảo Hoàng Sa, một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam nằm ở Biển Đông. Đây là một trong những hòn đảo có vị trí quan trọng, không chỉ về địa lý mà còn về kinh tế, quốc phòng và an ninh trên vùng biển này.
Từ lâu, quần đảo Hoàng Sa đã được xác định là thuộc chủ quyền của Việt Nam dựa trên các tư liệu lịch sử, bản đồ cổ và các văn kiện pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đảo Phú Lâm là một trong những hòn đảo nổi tiếng nhất của quần đảo Hoàng Sa, không chỉ vì diện tích của nó mà còn bởi sự liên quan đến các hoạt động khai thác, nghiên cứu và quản lý biển đảo trong khu vực.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mang ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ mà còn đối với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt Nam dành cho biển đảo quê hương. Quần đảo Hoàng Sa, với đảo Phú Lâm là một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam, và trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn chủ quyền nơi đây là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân tộc.
Như vậy, Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo nào của Việt Nam? (Ảnh từ Internet)
Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai có bao gồm đảo không?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định về việc nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai, trong đó có đề cập đến những khu vực hạn chế tiếp cận đất đai như sau:
Quy định về nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai
1. Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; đảo; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở.
2. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai để thực hiện dự án đầu tư tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định sau:
a) Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cho phép nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Nghị định này và Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.
Như vậy, khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; đảo; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở.
Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không?
Theo quy định tại Điều 222 Luật Đất đai 2024 như sau:
Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho cá nhân cư trú tại địa phương mà chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
4. Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đất nhưng ít dân để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác và nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Theo đó, Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đất nhưng ít dân để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.