Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh thành 2025?

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh thành 2025? Nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm, an toàn, vệ sinh lao động được đề xuất như thế nào?

Nội dung chính

    Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh thành 2025?

    Chính phủ vừa có Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ.

    Theo đó, tại Điều 4 Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ có quy định sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Trong đó, đề xuất quy định danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh thành 2025 như sau: 

    - Vùng I và vùng II, gồm: các xã phường thuộc Thành phố Hà Nội.

    - Vùng I, vùng II và vùng III, gồm

    : các xã phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hải Phòng.

    - Vùng II, vùng III và vùng IV, gồm: các xã phường thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau và các thành phố Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

    - Vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV, gồm: các xã phường thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai, Tây Ninh.

    - Vùng III và vùng IV, gồm: các xã phường thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa bàn xã, phường để lựa chọn và quyết định áp dụng mức lương tối thiểu cụ thể theo vùng đối với xã, phường; bảo đảm mức lương tối thiểu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp cơ sở không thấp hơn mức lương tối thiểu tương ứng với địa bàn do Chính phủ quy định hằng năm.

    Đồng thời, bãi bỏ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

    >>> Xem chi tiết Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ Tải về


    Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu sau sáp nhập tỉnh thành 2025? (Hình ảnh từ Internet)

    Nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm, an toàn, vệ sinh lao động được đề xuất như thế nào?

    Tại Điều 5 Dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Nội vụ có đề xuất quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm, an toàn, vệ sinh lao động như sau:

    - Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về việc xác định chuyên gia là người lao động ngoài nước được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP).

    - Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP): chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài.

    Mức lương tối thiểu của người lao động hiện nay là bao nhiêu?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

    Vùng

    Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

    Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

    Vùng I

    4.960.000

    23.800

    Vùng II

    4.410.000

    21.200

    Vùng III

    3.860.000

    18.600

    Vùng IV

    3.450.000

    16.600

    Quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định ra sao?

    Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

    (1) Người lao động có các quyền sau đây:

    - Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

    - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

    - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Đình công;

    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

    - Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

    - Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

    - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

    Chuyên viên pháp lý Đặng Trần Trà My
    saved-content
    unsaved-content
    59