Đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp nào?

Chuyên viên pháp lý: Phạm Hoàng Quốc Đạt
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp nào? Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hằng năm sang đất rừng đặc dụng trong bao lâu?

Nội dung chính

Đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 81. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
...

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp không được sử dụng liên tục trong 12 tháng và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

*Trên đây là thông tin về "Đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp nào?"

Đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp nào?

Đất trồng cây hằng năm bị thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hằng năm sang đất rừng đặc dụng trong bao lâu?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 173 Luật Đất đai 2024 quy định về thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 173. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
1. Thời hạn sử dụng đất đối với cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
a) Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang loại đất khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Trường hợp chuyển đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;
c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp khôn
g thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê;

d) Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hằng năm sang đất rừng đặc dụng thì thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

Nguyên tắc hoạt động trồng trọt hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Trồng trọt 2018 quy định về 06 nguyên tắc hoạt động trồng trọt gồm:

(1) Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

(2) Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.

(3) Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

(4) Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

(5) Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.

(6) Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

saved-content
unsaved-content
1