Đất BCS là gì? Đất BCS thuộc nhóm đất nào? Quản lý và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như thế nào?

Đất BCS là gì? Đất BCS thuộc nhóm đất nào? Quản lý và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như thế nào?

Nội dung chính

    Đất BCS là gì? Đất BCS thuộc nhóm đất nào?

    Căn cứ tại khoản 13 Mục III Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT giải thích về ký hiệu loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trên sổ đỏ, theo đó BCS được hiểu:

    BCS hay đất BCS - bản đồ địa chính là ký hiệu của loại đất bằng chưa sử dụng (thuộc nhóm đất chưa sử dụng).

    Đồng thời, căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Phân loại đất
    1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
    ...
    4. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.
    5. Chính phủ quy định chi tiết các loại đất tại Điều này.

    Vậy nên, đất BCS thuộc nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.

    Đất BCS là gì? Đất BCS thuộc nhóm đất nào? Quản lý và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như thế nào?Đất BCS là gì? Đất BCS thuộc nhóm đất nào? Quản lý và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)

    Quản lý và đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 221 Luật Đất đai 2024 quy định về quản lý đất chưa sử dụng như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương, đăng ký vào hồ sơ địa chính và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.

    Theo đó, căn cứ tại Điều 222 Luật Đất đai 2024 quy định việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng như sau:

    Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
    1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
    2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
    3. Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho cá nhân cư trú tại địa phương mà chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
    4. Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đất nhưng ít dân để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.
    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác và nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

    Như vậy, Nhà nước ưu tiên đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

    - Ưu tiên giao cho cá nhân cư trú tại địa phương mà chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

    - Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đất nhưng ít dân để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

    + Đặc biệt, Nhà nước có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

    Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân sản xuất nông nghiệp là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Hạn mức giao đất nông nghiệp
    ...
    5. Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định như sau:

    (1) Không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 cụ thể:

    - Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

    + Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

    + Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

    - Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

    - Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:

    + Đất rừng phòng hộ;

    + Đất rừng sản xuất là rừng trồng.

    (2) Không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 đã được nếu trên.

    26