Đảo nào thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km vuông?
Nội dung chính
Đảo nào thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km vuông?
Căn cứ Mục 2 Kế hoạch 1824/KH-UBND năm 2014 Thành phố Đà Nẵng như sau:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN HUYỆN HOÀNG SA
Ngày 12 tháng 7 năm 1976, Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa riêng.
Ngày 09 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nghị quyết ngày 06 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về việc thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng đã xác định huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở khu vực có vĩ độ 15044, 2B - 17006, 0B và kinh độ 111011, 8Đ - 112053, 4Đ trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2, tổng diện tích phần nổi khoảng 10km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1, 5km2. Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Nam là 135 hải lý, đến Cù Lao Ré tỉnh Quảng Ngãi là 123 hải lý.
...
Như vậy, Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5km vuông.
Đảo nào thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km vuông? (hình từ internet)
Tra cứu bảng giá đất Đà Nẵng mới nhất?
Căn cứ vào Quyết định 59/2024/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2024.
Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2024/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng thì quy định mới đã:
- Điều chỉnh giá đất ở; giá đất thương mại, dịch vụ; giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị và nông thôn; giá các loại đất nông nghiệp, giá đất Khu công nghệ cao được quy định tại tại Phụ lục I, II, III, IV, V kèm theo Quyết định 59/2024/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng.
- Điều chỉnh giá đất 146 tuyến đường mới đặt tên tại Nghị Quyết 106/2023/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 của Hội đồng nhân dân thành phố của Hội đồng nhân dân thành phố tại Phụ lục VI kèm theo Quyết định 59/2024/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng.
- Bổ sung giá đất 19 vị trí, tuyến đường chưa được quy định giá đất tại bảng giá đất theo yêu cầu của UBND các quận, huyện tại Phụ lục VII kèm theo Quyết định 59/2024/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng.
Tra cứu bảng giá đất Đà Nẵng mới nhất tại đây
Trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ đảo, quần đảo trên vùng biển Việt Nam ra sao?
Căn cứ Điều 35 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.
3. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, để gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Việt Nam nói chung cũng như đảo, quần đảo nói riêng cần tuân thủ 05 quy định như trên.