Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Đại diện chủ sở hữu nhà nước có quyền, trách nhiệm như thế nào trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước?

Quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định như thế nào?

    Quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộcTổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định tại Điều 9 Nghị định 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, cụ thể như sau:

    - Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác.

    - Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.

    - Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.

    - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của SCIC; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.

    - Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển.

    - Phê duyệt chủ trương đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của SCIC theo thẩm quyền.

    - Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm.

    - Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc SCIC, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.

    - Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

    - Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của SCIC; đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.

    - Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

    10