Đặc khu là gì? Đặc khu của Việt Nam sau sáp nhập tỉnh là bao nhiêu?
Nội dung chính
Đặc khu là gì?
Đặc khu là dùng để chỉ đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có cơ chế, chính sách đặc biệt về đầu tư, đất đai, thuế,... có mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển nhanh.
Đặc khu là những vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng về kinh tế hoặc quốc phòng nhằm tạo động lực phát triển nhanh, thu hút vốn, công nghệ cao và nguồn nhân lực chất lượng.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đặc khu của Việt Nam sau sáp nhập tỉnh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đặc khu của Việt Nam sau sáp nhập tỉnh là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Chương IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025,
Theo đó, chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo). Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
Sau đây là Danh sách 13 đặc khu sau khi sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759
Danh sách 13 đặc khu sau khi sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759
STT | Đặc khu | Tỉnh, thành phố |
---|---|---|
1 | Vân Đồn | Quảng Ninh |
2 | Cô Tô | Quảng Ninh |
3 | Cát Hải | TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
4 | Bạch Long Vỹ | TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
5 | Cồn Cỏ | Quảng Trị (Quảng Bình + Quảng Trị) |
6 | Lý Sơn | Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum) |
7 | Hoàng Sa | TP. Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng) |
8 | Trường Sa | Khánh Hòa (Khánh Hòa + Ninh Thuận) |
9 | Phú Quý | Lâm Đồng (Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận) |
10 | Côn Đảo | TP. Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu) |
11 | Kiên Hải | An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
12 | Phú Quốc | An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
13 | Thổ Châu | An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo cụ thể như sau:
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo
1. Chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Mục 2 Chương này.
2. Chính quyền địa phương cấp xã ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn quy định tại Mục 3 Chương này.
3. Trường hợp tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cả các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính ở hải đảo trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo bao gồm nêu trên.