Công trình Cầu Ngọc Hồi nối từ Hà Nội đến Hưng Yên dài bao nhiêu km theo đồ án quy hoạch?
Nội dung chính
Công trình Cầu Ngọc Hồi nối từ Hà Nội đến Hưng Yên dài bao nhiêu km theo đồ án quy hoạch?
UBND TP Hà Nội vừa công bố phương án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu. Cầu Ngọc Hồi dự kiến được xây dựng bắc ngang qua sông Hồng và đi qua các huyện Thanh Trì, Gia Lâm (TP Hà Nội) nối với huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên)
Cầu Ngọc Hồi có tổng chiều dài tuyến là 5,2km theo đồ án quy hoạch. Theo đó, điềm đầu nối với dự án đường Vành đai 3.5 (đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối tại xã Kim Đức (huyện Gia Lâm), giáp ranh tỉnh Hưng Yên.
Cầu Ngọc Hồi sẽ nằm trên tuyến đường vành đai 3,5 của Hà Nội, có tổng chiều dài nghiên cứu 7,5km, trong đó phần nằm trên địa bàn Hà Nội dài 5,4km, còn lại 2,1km thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên.
Trên đây là thông tin về Công trình Cầu Ngọc Hồi nối từ Hà Nội đến Hưng Yên dài 5,2km.
Công trình Cầu Ngọc Hồi nối từ Hà Nội đến Hưng Yên dài bao nhiêu km theo đồ án quy hoạch? (Hình từ Internet)
Đầu tư xây dựng cầu đường bộ phải thiết kế, bố trí vị trí để lắp đặt đường ống cấp nước đúng không?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 20. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ
...
3. Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ được thực hiện đối với các trường hợp sau đây:
a) Đầu tư xây dựng đường đô thị phải kết hợp với bố trí, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung để bảo đảm tính đồng bộ nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, tiết kiệm chi phí đầu tư, xây dựng, bảo đảm cảnh quan và môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong giai đoạn vận hành, khai thác, sử dụng đường đô thị;
b) Đầu tư xây dựng cầu đường bộ phải thiết kế, bố trí vị trí để lắp đặt đường dây thông tin, viễn thông, đường ống cấp nước, đường dây tải điện, dây dẫn điện, trừ dây dẫn điện cao thế và dây dẫn điện không có bộ phận cách điện;
c) Đầu tư xây dựng hầm đường bộ phải thiết kế, lắp đặt cống cáp, hào hoặc tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy, đường ống cấp nước, thoát nước và các công trình quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp cần thiết khác.
4. Việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Không ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ, an toàn giao thông đường bộ; không cản trở công tác bảo trì công trình đường bộ;
b) Bảo đảm quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
c) Thực hiện di dời, tháo dỡ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, công trình lắp đặt trong công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung khi có yêu cầu của người quản lý, sử dụng công trình đường bộ để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng và bảo trì công trình đường bộ; thực hiện biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho công trình đường bộ, an toàn phòng, chống cháy, nổ; tổ chức giao thông và các trường hợp cần thiết khác;
d) Người quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm phối hợp trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì các công trình để bảo đảm an toàn trong khai thác, sử dụng các công trình, bảo đảm chất lượng, thời hạn khai thác, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d khoản này, trừ trường hợp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, có trách nhiệm đóng góp chi phí để thực hiện vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, các quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ bao gồm đầu tư xây dựng cầu đường bộ phải thiết kế và bố trí vị trí để lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường dây thông tin, viễn thông, đường ống cấp nước, dây tải điện, và các công trình khác (trừ dây dẫn điện cao thế và dây dẫn điện không có bộ phận cách điện).
Nhà nước thu hồi đất để xây dựng lại các cầu có được xem là trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2024 về việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
Điều 79. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp sau đây:
1. Xây dựng công trình giao thông, bao gồm: đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô; bến phà, bến xe, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt; nhà ga đường sắt; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; công trình hàng không; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải;
...
Theo đó, xây dựng các loại cầu thuộc một trong những công trình xây dựng công trình giao thông.
Như vậy, Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các loại cầu thuộc một trong những trường hợp Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.