Công thức giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn?

Công thức giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn?

Nội dung chính

    Công thức giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định phương pháp xác định giá bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn được xác định theo công thức sau:

    Trong đó:

    - GiB (đồng/m2): là giá bán 01 m2 sử dụng căn hộ (hoặc căn nhà) nhà ở xã hội đã hoàn thiện việc xây dựng tại vị trí thứ i.

    - Tđ (đồng): là tổng chi phí đầu tư xây dựng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) phần diện tích nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, được xác định căn cứ theo giá trị quyết toán vốn đầu tư;

    + Trường hợp chưa phê duyệt quyết toán thì xác định căn cứ theo chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt hoặc chi phí đầu tư xây dựng theo kết quả đấu thầu thực tế (nếu có).

    - L (đồng): là lợi nhuận định mức được xác định bằng tỷ lệ định mức nhân với Tđ.

    - SB (m2): là tổng diện tích sử dụng các căn hộ (hoặc căn nhà) để bán của công trình nhà ở hoặc của dự án, bao gồm cả diện tích các căn hộ hoặc căn nhà mà chủ đầu tư giữ lại không bán.

    - Ki: là hệ số điều chỉnh giá bán đối với phần diện tích tại vị trí thứ i theo nguyên tắc bình quân gia quyền và bảo đảm bình quân gia quyền theo diện tích nhà ở của một khối nhà bằng 1.

    Như vậy, phương pháp xác định giá bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn được xác định dựa theo công thức như quy định trên.

    Công thức giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn?

    Công thức giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn? (Hình từ Internet)

    Giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn được xác định ra sao?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Luật Nhà ở 2023 quy định giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn được xác định như sau:

    - Tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, bao gồm:

    + Chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà ở xã hội, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện (nếu có) trong phạm vi dự án, trừ trường hợp thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;

    + Lãi vay (nếu có);

    + Các chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

    + Lợi nhuận định mức quy định tại điểm c khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2023;

    - Không được tính các khoản ưu đãi quy định tại các điểm a, b, đ, g và h khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2023 và kinh phí bảo trì do người mua phải nộp theo quy định tại Điều 152 Luật Nhà ở 2023.

    Như vậy, giá bán nhà ở xã hội đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn được xác định theo như quy định trên.

    Quản lý vận hành nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 90 LuậtNhà ở 2023 quy định đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn thì việc quản lý vận hành nhà ở được thực hiện như sau:

    Quản lý vận hành nhà ở xã hội
    ...
    2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn thì việc quản lý vận hành nhà ở được quy định như sau:
    a) Nhà ở xã hội để cho thuê thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tự tổ chức quản lý vận hành nhà ở hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có năng lực quản lý vận hành theo quy định của Luật này thực hiện quản lý vận hành nhà ở đó;
    b) Nhà ở xã hội để cho thuê mua thì trong thời hạn cho thuê mua, chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại điểm a khoản này; sau khi người thuê mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua cho chủ đầu tư thì việc quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này;
    c) Nhà ở xã hội để bán thì người mua nhà ở tự thực hiện việc quản lý vận hành nếu là nhà ở riêng lẻ; trường hợp là nhà chung cư thì phải tuân thủ quy định về quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Luật này.
    3. Hoạt động quản lý vận hành nhà ở xã hội được hưởng cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích.
    4. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở xã hội mà không bị luật cấm để giảm giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.

    Như vậy, đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn thì việc quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo như quy định trên.

    28