Công bố quyết định điều tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Công bố quyết định điều tra Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thì việc công bố quyết định điều tra được tiến hành như sau:
- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.
-Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm: Đoàn thanh tra, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp quyết định thanh tra tham dự và phát biểu chỉ đạo; đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết định thanh tra.
- Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; thông qua chương trình làm việc; đọc toàn văn quyết định thanh tra; nêu rõ mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra; quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra; dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra; các nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu.
- Các thành viên khác tham dự buổi công bố quyết định thanh tra phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra.
- Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản, biên bản được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra và được lưu vào hồ sơ thanh tra.