Có thể thực hiện giám đốc thẩm thông qua phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo hay không?

Có được giám đốc thẩm không qua phúc thẩm bản án sơ thẩm bị kháng cáo hay không? Vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi thì giáo viên có thể là thành viên HĐXX sơ thẩm?

Nội dung chính

    Có thể thực hiện giám đốc thẩm thông qua phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo hay không?

    Tôi muốn hỏi về trường hợp của chú tôi, vừa rồi Tòa án tuyên sơ thẩm vụ án hình sự nay đã làm đơn kháng cáo, tôi muốn giám đốc thẩm vụ này luôn, không muốn lên phúc thẩm, vì nhiều lý do tôi không tiện nói. Như vậy, có được không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    - Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

    Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

    Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, trường hợp đã kháng cáo sơ thẩm hợp lệ thì bắt buộc phải xét xử phúc thẩm, không được bỏ qua giai đoạn này để lên giám đốc thẩm.

    Có thể thực hiện giám đốc thẩm thông qua phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo hay không? (Hình ảnh từ Internet)

    Vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi thì giáo viên có thể là thành viên HĐXX sơ thẩm?

    Cho hỏi khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi, giáo viên có thể là thành viên của HĐXX không?

    Trả lời:

    Khoản 1 Ðiều 423 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi như sau:

    - Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

    Như vậy, giáo viên có thể là thành viên HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi với tư cách Hội thẩm nhân dân.

    Có phải thi hành án khi đang kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm không?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bản án hình sự sơ thẩm đang được kháng cáo có được thi hành án chưa? Mong sớm nhận phản hồi.

    Trả lời:

    Tại Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có quy định:

    Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị

    Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

    Như vậy, theo quy định trên thì bản án sơ thẩm hình sự không có hiệu lực ngay khi tuyên án mà phải hết thời gian không kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm mới có hiệu lực.

    Và tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

    + Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

     - Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

    Và tại Điều 364 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

    + Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

    Như vậy, theo quy định trên thì bản án hình sự sơ thẩm chỉ được thi hành trong thời hạn 07 ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật. Mà theo quy định nên trên thì bản án đang được kháng cáo thì chưa có hiệu lực nên chưa phải thi hành án.

    13