Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán hủy giao dịch hay không?

Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán hủy giao dịch hay không? Giấy tờ đặt cọc viết tay không công chứng có được đòi lại tiền đặt cọc không?

Nội dung chính

    Đặt cọc được hiểu như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định đặt cọc được hiểu như sau:

    Đặt cọc
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
    ...

    Theo như quy định trên thì đặt cọc được hiểu là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định.

    Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán hủy giao dịch hay không?

    Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc đặt cọc như sau:

    Đặt cọc
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo như quy định trên thì nếu người bán (bên nhận đặt cọc) hủy giao dịch mua bán nhà, người mua (bên đặt cọc) có quyền được hoàn lại số tiền đặt cọc mua nhà và nhận thêm một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán hủy giao dịch hay không?

    Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán hủy giao dịch hay không? (Hình ảnh từ Internet)

    Giấy tờ đặt cọc viết tay không công chứng có được đòi lại tiền đặt cọc không?

    Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau:

    Đặt cọc
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Bên cạnh đó căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
    ...

    Theo quy định tại Điều 328 và Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giấy tờ đặt cọc viết tay không cần công chứng vẫn có giá trị pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể, sự tự nguyện, và mục đích không vi phạm pháp luật.

    Như vậy, nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện giao dịch, bên đặt cọc có quyền đòi lại tiền đặt cọc dựa trên giấy tờ viết tay này.

    Các bên giao kết trong hợp đồng đặt cọc có thể thỏa thuận về phạt vi phạm không?

    Theo khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

    Thỏa thuận phạt vi phạm
    1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
    2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
    3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
    Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

    Theo như quy định trên thì các bên trong hợp đồng đặt cọc có quyền thỏa thuận về phạt vi phạm.

    Bên vi phạm nghĩa vụ sẽ phải trả một khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm, và mức phạt này do các bên tự thỏa thuận, trừ khi có quy định khác từ pháp luật.

    6