Cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý ra sao?

Bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý trong cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý ra sao?

    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì:

    1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công đơn vị hoặc cán bộ làm đầu mối tham mưu thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
    2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất cơ quan có thẩm quyền các giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình, bảo đảm về cơ cấu giới tính giữa nam và nữ trong các chức danh lãnh đạo, quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó Phòng, Ban chuyên môn, Chi nhánh), trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật) và người lao động khác.
    3. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên phải bảo đảm cơ cấu giới tính giữa nam và nữ theo địa bàn, lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện để phụ nữ là người dân tộc thiểu số, người có kiến thức, kỹ năng về giới, bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, về phòng, chống mua bán người, xâm hại tình dục tham gia làm cộng tác viên.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý trong cơ cấu tổ chức và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 11/2014/TT-BTP để nắm rõ quy định này.

    14