Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai được quy định ra sao? Nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm gì?

Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai được quy định ra sao? Nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm gì?

Nội dung chính

    Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai được quy định ra sao?

    Tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:

    Văn phòng đăng ký đất đai
    ...
    3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và quy định sau:
    a) Văn phòng đăng ký đất đai có các phòng chuyên môn và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc tại khu vực.
    Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập phòng chuyên môn nếu đáp ứng tiêu chí thành lập phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về đất đai;
    b) Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản, hoạt động theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập; hạch toán theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    ...

    Như vậy, cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:

    - Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và quy định sau:

    + Văn phòng đăng ký đất đai có các phòng chuyên môn và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc tại khu vực.

    Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thành lập phòng chuyên môn nếu đáp ứng tiêu chí thành lập phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và pháp luật về đất đai;

    + Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản, hoạt động theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập; hạch toán theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai được quy định ra sao? Nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm gì? (Hình từ Internet)

    Nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm gì?

    Tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm như sau:

    Văn phòng đăng ký đất đai
    ...
    4. Nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gồm:
    a) Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
    b) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm thu từ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, thu từ các dịch vụ công về đất đai, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
    Đối với thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận thì thu phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, tính thống nhất về nội dung thông tin giữa các giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ, các điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với các công việc còn lại của thủ tục thì thu dịch vụ theo giá cung cấp dịch vụ công do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
    ...

    Như vậy, nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm:

    - Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

    - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm thu từ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, thu từ các dịch vụ công về đất đai, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

    Đối với thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận thì thu phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ, tính thống nhất về nội dung thông tin giữa các giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ, các điều kiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với các công việc còn lại của thủ tục thì thu dịch vụ theo giá cung cấp dịch vụ công do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

    Quy chế phối hợp thực hiện chức năng giữa Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan có chức năng quản lý đất đai phải tuân theo các nguyên tắc nào?

    Căn cứ khoản 6 Điều 13 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định quy chế phối hợp thực hiện chức năng giữa Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan có chức năng quản lý đất đai như sau:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan phải theo các nguyên tắc sau:

    + Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;

    + Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;

    + Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

    15