Có bao nhiêu mức độ khuyết tật hiện nay? Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào theo quy định?

Có bao nhiêu mức độ khuyết tật? Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào? Nhà nước có những chính sách nào về người khuyết tật?

Nội dung chính

    Có bao nhiêu mức độ khuyết tật?

    Căn cứ Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định dạng tật và mức độ khuyết tật:

    Dạng tật và mức độ khuyết tật
    1. Dạng tật bao gồm:
    a) Khuyết tật vận động;
    b) Khuyết tật nghe, nói;
    c) Khuyết tật nhìn;
    d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
    đ) Khuyết tật trí tuệ;
    e) Khuyết tật khác.
    2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
    b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
    c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
    3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

    Theo quy định trên, có 03 mức độ khuyết tật, bao gồm:

    [1] Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

    [2] Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

    [3] Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên.

    Có bao nhiêu mức độ khuyết tật hiện nay? Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào theo quy định? (Hình từ Internet)

    Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào theo quy định?

    Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về quyền của người khuyết tật như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
    1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
    a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
    b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
    c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
    d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
    đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, người khuyết tật sẽ được đảm bảo thực hiện các quyền của người khuyết tật như sau, bao gồm:

    - Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

    - Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

    - Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

    - Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

    - Các quyền khác theo quy định.

    Nhà nước có những chính sách nào về người khuyết tật?

    Căn cứ Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010 quy định chính sách của Nhà nước về người khuyết tật:

    Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
    1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
    2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
    3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
    4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
    5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
    6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
    7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
    8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
    9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
    10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như sau:

    - Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.

    - Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

    - Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.

    - Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

    - Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

    - Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.

    - Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

    - Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

    - Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

    - Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    33
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ