Luật người khuyết tật 2010
Số hiệu | 51/2010/QH12 |
Ngày ban hành | 17/06/2010 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2011 |
Loại văn bản | Luật |
Cơ quan ban hành | Quốc hội |
Người ký | Nguyễn Phú Trọng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
QUỐC
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 51/2010/QH12 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật người
khuyết tật.
Luật này quy định về quyền và
nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối
với người khuyết tật.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn.
2. Kỳ thị người khuyết tật
là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật
của người đó.
3. Phân biệt đối xử người
khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến
hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
4. Giáo dục hòa nhập là
phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ
sở giáo dục.
5. Giáo dục chuyên biệt
là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
6. Giáo dục bán hòa nhập
là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt
cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
7. Sống độc lập là việc
người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống
của chính bản thân.
8. Tiếp cận là việc người
khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ
thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể
hòa nhập cộng đồng.
Điều 3. Dạng
tật và mức độ khuyết tật
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết
tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng
là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày;
QUỐC
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 51/2010/QH12 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật người
khuyết tật.
Luật này quy định về quyền và
nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối
với người khuyết tật.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn.
2. Kỳ thị người khuyết tật
là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật
của người đó.
3. Phân biệt đối xử người
khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến
hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
4. Giáo dục hòa nhập là
phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ
sở giáo dục.
5. Giáo dục chuyên biệt
là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
6. Giáo dục bán hòa nhập
là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt
cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
7. Sống độc lập là việc
người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống
của chính bản thân.
8. Tiếp cận là việc người
khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ
thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể
hòa nhập cộng đồng.
Điều 3. Dạng
tật và mức độ khuyết tật
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết
tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng
là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người
do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh
hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người
khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về
dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.
Điều 4. Quyền
và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm
thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt
động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số
khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục
hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công
trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa,
thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định
của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện
các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Điều 5.
Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí
ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết
tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến
khuyết tật.
4. Lồng ghép chính sách về người
khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tạo điều kiện để người khuyết
tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và
hòa nhập cộng đồng.
6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm
công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
7. Khuyến khích hoạt động trợ
giúp người khuyết tật.
8. Tạo điều kiện để tổ chức của
người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
Điều 6. Xã hội
hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức,
cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động
chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm,
cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc
làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính
sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
Điều 7.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người khuyết tật.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp người khuyết tật
tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát
thực hiện chính sách, pháp luật và chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật.
3. Mọi cá nhân có trách nhiệm
tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ người khuyết tật.
Điều 8.
Trách nhiệm của gia đình
1. Gia đình có trách nhiệm giáo
dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật;
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật
do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
2. Gia đình người khuyết tật có
trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc
người khuyết tật;
b) Tạo điều kiện để người khuyết
tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
c) Tôn trọng ý kiến của người
khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản
thân người khuyết tật và gia đình;
d) Thực hiện quy định tại khoản
1 Điều này.
Điều 9. Tổ
chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật
1. Tổ chức của người khuyết tật
là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại
diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây
dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
2. Tổ chức vì người khuyết tật
là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực
hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
Điều 10. Quỹ
trợ giúp người khuyết tật
1. Quỹ trợ giúp người khuyết tật
là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn lực trợ giúp người khuyết tật.
2. Quỹ trợ giúp người khuyết tật
được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của
tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Quỹ trợ giúp người khuyết tật
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 11.
Ngày người khuyết tật Việt Nam
Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày
người khuyết tật Việt Nam.
Điều 12. Hợp
tác quốc tế về người khuyết tật
1. Hợp tác quốc tế về người khuyết
tật được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về
người khuyết tật bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện chương
trình, dự án hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến
người khuyết tật;
c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm
về vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
Điều 13.
Thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Thông tin, truyền thông, giáo
dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận
thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt
đối xử người khuyết tật.
2. Nội dung thông tin, truyền
thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:
a) Quyền, nghĩa vụ của người
khuyết tật;
b) Đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;
d) Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật
và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
đ) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử
người khuyết tật.
3. Thông tin, truyền thông, giáo
dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với
truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.
4. Trách nhiệm thông tin, truyền
thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:
a) Cơ quan, tổ chức trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục
về vấn đề khuyết tật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp có
trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn
đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;
c) Các cơ quan thông tin đại
chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử;
về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề
khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Điều 14. Những
hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người
khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm,
danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc
người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ
chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá
nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng,
chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm
nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền
nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định
mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Điều 15.
Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật
1. Việc xác định mức độ khuyết tật
do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
a) Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
c) Có bằng chứng xác thực về việc
xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách
quan, chính xác.
3. Trường hợp đã có kết luận của
Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao
động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
Điều 16. Hội
đồng xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã) thành lập.
2. Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật bao gồm các thành viên sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã là Chủ tịch Hội đồng;
b) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã;
c) Công chức cấp xã phụ trách
công tác lao động, thương binh và xã hội;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến
binh cấp xã;
đ) Người đứng đầu tổ chức của
người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
4. Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật quyết định độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực
trong việc xác định mức độ khuyết tật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động của Hội đồng xác định mức độ
khuyết tật.
Điều 17.
Phương pháp xác định mức độ khuyết tật
1. Việc xác định mức độ khuyết tật
quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được thực hiện bằng
phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động
đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo
các tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luận mức độ
khuyết tật đối với từng người khuyết tật.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định chi tiết khoản này.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối
hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc
xác định mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 15 của Luật này.
Điều 18. Thủ
tục xác định mức độ khuyết tật
1. Khi có nhu cầu xác định mức độ
khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật
gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo
về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện
hợp pháp của họ.
3. Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật
và ra kết luận.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định
mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ
khuyết tật quy định tại Điều này.
Điều 19. Giấy
xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật có
các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm
sinh, giới tính của người khuyết tật;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người
khuyết tật;
c) Dạng khuyết tật;
d) Mức độ khuyết tật.
2. Giấy xác nhận khuyết tật có
hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định việc đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết
tật.
Điều 20.
Xác định lại mức độ khuyết tật
1. Việc xác định lại mức độ khuyết
tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp
pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
2. Trình tự, thủ tục xác định lại
mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định
tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
Điều 21.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú
1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm
sau đây:
a) Triển khai các hình thức
tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe,
phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng
bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức
khỏe người khuyết tật;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp
với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
2. Kinh phí để thực hiện quy định
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Nhà nước bảo đảm để người
khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
3. Gia đình người khuyết tật có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người khuyết tật là người mắc
bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc
gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi
phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân
hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
Điều 23.
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện biện pháp khám bệnh,
chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh
cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật,
người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tư vấn biện pháp phòng ngừa
và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ
sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
4. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ
sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với
người khuyết tật.
Điều 24. Cơ
sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
1. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng là cơ sở cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết
tật.
2. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng bao gồm:
a) Viện chỉnh hình, phục hồi chức
năng;
b) Trung tâm chỉnh hình, phục hồi
chức năng;
c) Bệnh viện điều dưỡng, phục hồi
chức năng;
d) Khoa phục hồi chức năng của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Bộ phận phục hồi chức năng của
cơ sở bảo trợ xã hội;
e) Cơ sở khác.
3. Việc thành lập và hoạt động của
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước bảo đảm việc đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
công lập.
Điều 25. Phục
hồi chức năng dựa vào cộng đồng
1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề
khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình
của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho
người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được tạo điều
kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
3. Gia đình người khuyết tật có
trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng.
4. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có
trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham
gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo
dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo
chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng.
2. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh
hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và
lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm
thuế theo quy định của pháp luật.
3. Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện,
thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người
khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá
nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về
thuế.
Điều 27.
Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người
khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
3. Người khuyết tật được cung cấp
phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người
khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được
học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Điều 28.
Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người
khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên
biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương
thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục
chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật
học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc
người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự
phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện
và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả
năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết
tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Điều 29.
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục tham gia giáo dục người khuyết tật, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đáp ứng
nhu cầu giáo dục người khuyết tật.
Điều 30.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Bảo đảm các điều kiện dạy và
học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp nhận người khuyết
tật nhập học trái với quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc cải tạo, nâng
cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người
khuyết tật.
Điều 31.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
2. Trung
tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ sau đây:
a) Phát hiện khuyết tật để tư vấn
lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
b) Thực hiện biện pháp can thiệp
sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
c) Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo
dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;
d) Hỗ trợ người khuyết tật tại
gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;
đ) Cung cấp nội dung chương
trình, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ
khuyết tật.
a) Có cơ sở vật chất, phương tiện
thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật;
b) Có đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức
giáo dục người khuyết tật;
c) Có nội dung chương trình giáo
dục, bồi dưỡng và tài liệu tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người
khuyết tật.
Điều 32. Dạy
nghề đối với người khuyết tật
1. Nhà nước bảo đảm để người
khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng,
năng lực bình đẳng như những người khác.
2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm
cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết
chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước về dạy nghề.
3. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy
nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật
và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
4. Người khuyết tật học nghề,
giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy
định của pháp luật.
Điều 33. Việc
làm đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người
khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc
làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng
vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm
hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp
xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết
tật.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của
pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
5. Tổ chức giới thiệu việc làm
có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết
tật.
Điều 34. Cơ
sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng
từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện,
môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh
doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất,
mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người
khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp.
Điều 35.
Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
1. Nhà nước khuyến khích cơ
quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo
quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết
chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật
vào làm việc quy định tại khoản 1 Điều này.
VĂN HÓA, THỂ DỤC, THỂ
THAO, GIẢI TRÍ VÀ DU LỊCH
Điều 36. Hoạt
động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật
1. Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn
hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết
tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể
thao, giải trí và du lịch.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật
và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể
thao.
4. Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết
kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ,
trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
phù hợp với người khuyết tật.
Điều 37. Tổ
chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết
tật
1. Hoạt động văn hóa, thể dục,
thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống
văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức
văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.
2. Đại hội thể thao người khuyết
tật toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của người khuyết tật được
tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật và điều kiện kinh tế
- xã hội.
Điều 38.
Trách nhiệm của cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
1. Đầu tư cơ sở vật chất, phương
tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia sinh hoạt
văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực,
phương tiện, công cụ hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn
hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp
cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
3. Dụng cụ, trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết
tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
NHÀ CHUNG CƯ, CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG, GIAO THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điều 39.
Nhà chung cư và công trình công cộng
1. Việc phê duyệt thiết kế, xây
dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ
sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân
thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật
tiếp cận.
2. Nhà chung cư, trụ sở làm việc
và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng
trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với
người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo
lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật này.
Điều 40. Lộ
trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
1. Đến ngày 01 tháng 01 năm
2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với
người khuyết tật:
a) Trụ sở làm việc của cơ quan
nhà nước;
b) Nhà ga, bến xe, bến tàu;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ sở giáo dục, dạy nghề;
đ) Công trình văn hóa, thể dục,
thể thao.
2. Đến ngày 01 tháng 01 năm
2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng
kỹ thuật công cộng, công trình hạ
tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm
điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
3. Chính phủ quy định chi tiết
việc thực hiện lộ trình cải tạo đối với từng loại công trình quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này.
Điều 41.
Tham gia giao thông của người khuyết tật
1. Phương tiện giao thông cá
nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện
giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được
học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó.
2. Người khuyết tật khi tham gia
giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện
hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang
phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
4. Người khuyết tật được ưu tiên
mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện
giao thông công cộng.
Điều 42.
Phương tiện giao thông công cộng
1. Phương tiện giao thông công cộng
phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện
hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
3. Đơn vị tham gia vận tải công
cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông
tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời
kỳ.
4. Phương tiện giao thông công cộng
đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận được miễn, giảm thuế
theo quy định của pháp luật về thuế khi sản xuất, nhập khẩu.
Điều 43.
Công nghệ thông tin và truyền thông
1. Nhà nước khuyến khích cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông
tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng
có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có
trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ
ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn,
giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên
cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật
tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn
và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu
đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Điều 44. Trợ
cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng,
trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng
được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật
đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận
nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết
tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại
khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối
tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Điều 45.
Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục
vụ cho sinh hoạt thường ngày;
d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ
trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối
với người khuyết tật là nữ.
3. Chính phủ
quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều
này.
Người khuyết tật đang hưởng trợ
cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy định
mức hỗ trợ chi phí mai táng.
Điều 47. Cơ
sở chăm sóc người khuyết tật
1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật.
2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
bao gồm:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Cơ sở dịch
vụ hỗ trợ người khuyết tật;
c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết
tật sống độc lập;
d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
khác.
3. Chính phủ
quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
4. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất
và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.
Điều 48.
Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật
1. Tuân thủ điều kiện hoạt động
của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng,
cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp
cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 49. Cơ
quan quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật
1. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về công tác người khuyết tật.
2. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác người khuyết tật.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về công tác người khuyết tật.
Điều 50.
Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan có
thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình, đề án, kế hoạch về công tác người khuyết tật;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ,
cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức
thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người khuyết tật; chương trình, đề án,
kế hoạch về công tác người khuyết tật;
c) Xây dựng và trình Chính phủ
ban hành thủ tục, hồ sơ, thời gian và quy trình giải quyết chế độ trợ cấp xã hội,
chế độ mai táng phí; quy trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và điều kiện dừng nuôi
dưỡng, chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
d) Xây dựng và trình Chính phủ
ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác người khuyết
tật; cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc, nhân viên phục hồi chức năng, cán bộ
chuyên trách của tổ chức người khuyết tật;
đ) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ
đối với cán bộ, công chức, nhân viên chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm
sóc người khuyết tật;
e) Đào tạo nghiệp vụ cán bộ,
công chức, nhân viên làm công tác người khuyết tật và nhân viên chăm sóc người
khuyết tật tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
g) Xây dựng và thực hiện chương
trình nâng cao nhận thức về người khuyết tật và công tác người khuyết tật;
h) Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện pháp luật về người khuyết tật;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về
người khuyết tật;
k) Xây dựng và trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật;
l) Thực hiện khảo sát, thống kê,
xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin, định kỳ công bố báo cáo về người
khuyết tật;
m) Quy hoạch và quản lý hệ thống
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật thuộc
thẩm quyền.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau
đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật;
b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người
khuyết tật; đào tạo về phục hồi chức năng; thực hiện chương trình phòng ngừa
khuyết tật; hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với
người khuyết tật.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về
giáo dục đối với người khuyết tật;
b) Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật;
c) Thực hiện quy hoạch hệ thống
các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
d) Đào tạo giáo viên, nhân viên
hỗ trợ giáo dục, biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa
áp dụng cho người học là người khuyết tật; chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và cung
ứng thiết bị dạy học phù hợp với từng dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế thực hiện chương trình giáo dục đặc
biệt đối với trẻ em khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn hóa, thể thao, giải
trí và du lịch đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người khuyết tật.
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ
trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nhà ở chung cư, trụ
sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội bảo đảm điều
kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
6. Bộ Giao thông vận tải có
trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban
hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ
tầng giao thông, các công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham
gia giao thông công cộng.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
có trách nhiệm ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan
thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đối
với người khuyết tật.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ
trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện quy định khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng sản
phẩm hỗ trợ người khuyết tật sử dụng.
9. Bộ Tài chính bố trí ngân sách
thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án trợ giúp người khuyết tật;
bố trí ngân sách điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật theo quy định
của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định,
phê duyệt các dự án nhà nước đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi
chức năng người khuyết tật; chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội điều tra, khảo sát và thống kê người khuyết tật.
11. Ủy ban nhân dân các cấp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công
tác người khuyết tật; lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
1. Người khuyết tật đang hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản
1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu
pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa
quy định.
2. Người khuyết tật thuộc đối tượng
được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ
được hưởng một chính sách trợ giúp cao nhất.
3. Người khuyết tật đang được hưởng
chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội trước ngày Luật này có hiệu
lực thì được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định
tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.
1. Luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Pháp
lệnh về người tàn tật năm 1998 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 53.
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội
dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17
tháng 6 năm 2010.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI |