Chùa Trấn Quốc nằm ở đâu tại Việt Nam? Đất xây dựng chùa thuộc loại đất nào?
Nội dung chính
Chùa Trấn Quốc nằm ở đâu tại Việt Nam?
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ ở Việt Nam tọa lạc tại số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trấn Quốc tự được xây dựng năm 541 thời Tiền Lý và có tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử qua bao đợt trùng tu theo sự chuyển mình của đất nước, chùa Trấn Quốc vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo.
Ngày nay, bới vị trí đắc địa, lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo, chùa Trấn Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các chuyến du ngoạn, khám phá Thủ đô Hà Nội.
Như vây, Chùa Trấn Quốc nằm ở số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Lưu ý: Thông tin "Chùa Trấn Quốc nằm ở đâu tại Việt Nam?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Chùa Trấn Quốc nằm ở đâu tại Việt Nam? Đất xây dựng chùa thuộc loại đất nào? (Hình từ Internet)
Đất xây dựng chùa thuộc loại đất nào?
Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
7. Đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
8. Đất tín ngưỡng là đất xây dựng các công trình tín ngưỡng, bao gồm: đình, đến, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, tượng, đài, bia và tháp thuộc cơ sở tín ngưỡng; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai 2024, khoản 7 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP và các công trình tín ngưỡng khác.
9. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu trữ tro cốt là đất làm nơi mai táng tập trung, làm nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu trữ tro cốt và các công trình phụ trợ khác cho việc mai táng, hỏa táng và lưu trữ tro cốt.
10. Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm, phá và sông, ngòi, kênh, rạch, suối đã được xác định mục đích sử dụng mà không phải mục đích chính để nuôi trồng thủy sản.
11. Đất phi nông nghiệp khác gồm đất có công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc đất được giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không có công trình và không thuộc các trường hợp quy định tại điểm c khoản 7 Điều 4 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.
Như vậy, đất xây dựng chùa thuộc loại đất đất tôn giáo, trong nhóm đất phi nông nghiệp.
Nhà nước có quyền thu hồi đất để xây dựng chùa không?
Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 79. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp sau đây:
[...]
9. Xây dựng công trình tín ngưỡng, bao gồm: đình, đền, am, miếu và công trình tín ngưỡng hợp pháp khác;
10. Xây dựng công trình tôn giáo, bao gồm: trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và công trình tôn giáo hợp pháp khác;
11. Xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng, bao gồm: công viên, vườn hoa, bãi tắm và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác; công trình hội họp và hoạt động khác phù hợp với phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư ở địa phương;
[...]
Như vậy, Nhà nước có quyền thu hồi đất để xây dựng chùa.