Chính sách trợ giúp người khuyết tật của thành phố Hà Nội được triển khai như thế nào?
Nội dung chính
Chính sách trợ giúp người khuyết tật của thành phố Hà Nội được triển khai như thế nào?
Ủy ban nhân dân thành phố hà nội đã ban hành Kế hoạch Số 150/KH-UBND về việc trợ giúp người khuyết tật thành phố hà nội giai đoạn 2009-2013, gồm các nội dung chủ yếu sau:
(1) Mục tiêu chung:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng dân cu quan tâm, trợ giúp người khuyết tật. tạo môi trường thuận lợi để người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội;
- Cải thiện nâng cao chất luợng cuộc sống của người khuyết tật. xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.
(2) Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp tục trợ cấp hàng tháng cho 100% người khuyết tật thuộc đối tuợng bảo trợ xã hội, hộ không có khả năng thoát nghèo, bị ảnh hưởng chất độc hóa học tại các xã, phuờng, thị trấn theo quy định;
- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội 100% người khuyết tật thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo liệu cuộc sống, người tâm thần phân liệt ở trạng thái kích động gây nguy hiểm cho cộng đồng;
- 100% người khuyết tật thuộc đối tuợng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, bị ảnh hưởng chất độc hóa học, người mù có hoàn cảnh khó khăn và bệnh nhân phơng được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác theo quy định cho 100% trẻ em bị khuyết tật đang đi học;
- Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và đạt chuẩn về phục hồi chức năng cho 100% xã, phuờng, thị trấn (ít nhất 90% người khuyết tật tại cộng đồng được quản lý và 20% người khuyết tật có nhu cầu được huớng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng);
- Giải quyết cho 100% người khuyết tật còn khả năng lao động, có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ ngân hàng chính sách và các nguồn quỹ khác để phát triển sản xuất tăng thu nhập.
- Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm miễn phí mỗi năm khoảng 500 người khuyết tật còn khả năng, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện học nghề; nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm ổn định đời sống.
- Cấp thẻ xe buýt miễn phí cho 100% người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng tự tham gia giao thông;
- Phấn đấu 100% các công trình mới, 30 -50% công trình cu về xây dựng, giao thông công cộng được xây dựng, cải tạo nâng cấp phù hợp với việc tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật;
- Nâng cao tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin, thể thao, du lịch tại các trung tâm thể thao văn hoá nghệ thuật của các quận, huyện, thị xã.