Chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025
Nội dung chính
Chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp ban hành Kế hoạch 47-KH/BCĐ về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Tại Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch 47-KH/BCĐ quy định chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025
Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch 47-KH/BCĐ: Tại đây
Chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025:
Lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025
Lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025
Xem thêm tại Phụ lục ban hành kèm Kế hoạch 47-KH/BCĐ: Tại đây
Trên đây là chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025
Chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã 2025 theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ 2025 (Hình từ Internet)
Chính thức bỏ cấp huyện từ ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết a tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
a) Đối với các bộ, ngành trung ương
- Nhiệm vụ chung:
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Đồng thời, hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện liên quan đến công việc của bộ, ngành trung ương.
+ Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và các nội dung có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xuống chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã. Trên cơ sở đó, chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành văn bản đối với các quy định khác luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Bên cạnh đó, căn cứ tại Mục I Phụ lục Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025:
Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
...
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý
Thời gian bỏ cấp huyện
Theo Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 7/4/2025 của Chính phủ, việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp được yêu cầu hoàn thành trước ngày 30/6/2025. Điều này đồng nghĩa với việc chính thức bỏ cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Như vậy, chính thức bỏ cấp huyện từ ngày 1/7/2025, theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính của Chính phủ.
Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15:
(1) Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau:
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.