Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền như thế nào trong quản lý công chức, người lao động thuộc Chi cục?
Nội dung chính
Thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, người lao động thuộc Chi cục được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định việc phân cấp quản lý công, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì Thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, người lao động thuộc Chi cục được quy định như sau:
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện quản lý công chức, người lao động thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật về công chức, người lao động; được Bộ trưởng phân cấp quyết định các nội dung sau đây:
1. Thực hiện việc quản lý, phân công công tác, đánh giá, cho nghỉ phép và các nội dung quản lý khác theo quy định của pháp luật (trừ nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự) đối với:
a) Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự;
b) Công chức, người lao động thuộc Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Đề xuất với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự về biên chế, tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, cho chuyển công tác, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp tại Thông tư này.
3. Thống kê, báo cáo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và cơ quan có thẩm quyền về tình hình quản lý đội ngũ công chức, người lao động của Chi cục.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, người lao động thuộc Chi cục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2015/TT-BTP.