Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền gì trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự?
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Nội dung chính
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền gì trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định việc phân cấp quản lý công, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định như sau:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý toàn diện đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ, công chức; quyết định các nội dung sau đây:
1. Quyết định chiến lược, quy hoạch, đề án kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.
2. Quyết định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, hạng viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan:
a) Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp của viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự;
b) Xây dựng chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Giao chỉ tiêu biên chế công chức hành chính đối với Tổng cục Thi hành án dân sự và tổng biên chế công chức hành chính của các Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự; giao số lượng người làm việc đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.
5. Quyết định nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; phê duyệt kế hoạch và kết quả tuyển dụng công chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện tuyển dụng.
6. Quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động quy định tại Điều 1 của Thông tư này đối với các chức danh công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn sau đây:
a) Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
b) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
c) Cho ý kiến đối với quy hoạch chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) trước khi Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định phê duyệt quy hoạch;
d) Công chức, viên chức chuyên môn giữ ngạch chấp hành viên cao cấp và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.
7. Thành lập Hội đồng thi tuyển chấp hành viên sơ cấp, công nhận kết quả kỳ thi và danh sách người trúng tuyển kỳ thi chấp hành viên sơ cấp; phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển chấp hành viên trung cấp, thi nâng ngạch công chức lên ngạch thẩm tra viên chính và tương đương, thăng hạng viên chức lên hạng II và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh chấp hành viên cao cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên sơ cấp các cơ quan thi hành án dân sự; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm kế toán trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
9. Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị khác thuộc Bộ theo phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ Tư pháp.
10. Quyết định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, hàng năm đối với công chức, viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự; quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thi hành án dân sự.
11. Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với công chức, viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
12. Quyết định thanh tra, kiểm tra đối với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các nội dung được phân cấp quy định tại Thông tư này; giải quyết khiếu nại, tố cáo; huỷ bỏ quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự về quản lý công chức, viên chức, người lao động có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc trái thẩm quyền đã được phân cấp.
13. Thực hiện các nội dung về quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự chưa được quy định tại Thông tư này theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể phân công, ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách công tác thi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý công chức, viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự quy định tại Điều này theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp. Thứ trưởng phụ trách công tác thi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được phân công, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, ủy quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2015/TT-BTP