Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Cha không nhận con bị xử lý thế nào?

Người yêu em là bộ đội chuyên nghiệp, ngày xưa có yêu một chị 5 năm nhưng người đó giấu anh ấy đi lấy chồng. Anh ấy không biết.và một lần gặp nhau anh ấy say rượu và ngủ cùng chị ấy nhưng anh ấy không nhớ có làm gì hay không. Cách đây 2 tháng chị ấy gọi điện và bảo đã ly dị chồng và bảo đó là con của anh ấy. Em xin hỏi, nếu như người yêu em không nhận nuôi con thì chị ấy kiện ở đơn vị người yêu em có bị mất việc không ạ?

Nội dung chính

    Cha không nhận con bị xử lý thế nào?

    Thứ nhất, căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định xác định cha, mẹ như sau:

    “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

    Do vậy, nếu người yêu bạn không nhận đứa bé đó thì phải có được bằng chứng xác định đứa con đó không phải là con của người yêu bạn. Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của mình thì người yêu bạn có thể chủ động thực hiện giám định AND hoặc cả hai có thể nhờ Tòa án can thiệp để hai bên cùng chứng minh đứa bé đó có phải con của người yêu bạn hay không. Kết quả giám định đó sẽ là chứng cứ để được Tòa án công nhận và đứa ra quyết định.

    Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện nên người yêu bạn có thể không kết hôn với cô gái đó, nhưng nếu đứa bé đó là con của người yêu bạn nhưng người yêu bạn không nhận nuôi thì người yêu bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

    “1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

    2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

    Thứ hai, căn cứ tại Điều 42 Luật công an nhân dân 2014 quy định xử lý vi phạm như sau:

    “1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; nếu bị phạt tù thì đương nhiên bị tước Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu khi bản án có hiệu lực pháp luật.

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối, cản trở hoạt động của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trong thi hành công vụ thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

    Trường hợp của người yêu bạn có bị ra khỏi ngành hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào quy định đơn vị nơi người yêu bạn công tác. Bên cạnh đó, người yêu bạn nếu là đảng viên có thể sẽ bị xử lý vi phạm theo Quyết định 181/QĐ-TW ngày 30/3/2013 xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.

    Trên đây là tư vấn về xử lý trường hợp cha không nhận con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    6