Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đi qua đâu? Khởi công cao tốc Liên Khương Bảo Lộc khi nào?
Nội dung chính
Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đi qua đâu? Khởi công cao tốc Liên Khương Bảo Lộc khi nào?
(1) Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đi qua đâu?
Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 73,6–74 km, được xây dựng với 4 làn xe, cho phép tốc độ khai thác 80 -100 km/h. Cụ thể:
- Điểm đầu tại phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng – cùng với điểm cuối của cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
- Điểm cuối tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, giao với cao tốc Liên Khương – Prenn (gần sân bay Liên Khương)
- Lộ trình đi qua: TP Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng (Lâm Đồng)
- Khi đi vào hoạt động, tuyến cao tốc này sẽ kết nối liền mạch giữa TP.HCM và Đà Lạt qua hệ thống cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương – Prenn.
(2) Khởi công cao tốc Liên Khương Bảo Lộc khi nào?
Lễ khởi công cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đã chính thức diễn ra vào sáng 29/6/2025, tại nút giao với Quốc lộ 27 thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng
Trên đây là thông tin về Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đi qua đâu? Khởi công cao tốc Liên Khương Bảo Lộc khi nào?
Cao tốc Bảo Lộc Liên Khương đi qua đâu? Khởi công cao tốc Liên Khương Bảo Lộc khi nào? (Hình từ Internet)
Mạng lưới đường bộ, kết cấu hạ tầng đường bộ được quy hoạch như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024:
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai.
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024:
(1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
- Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
- Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
(3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.