Căn cứ lập thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Căn cứ lập thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì? Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Căn cứ lập thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì?

    Căn cứ lập thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì? được quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư công 2024.

    Theo đó, căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công như sau:

    - Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

    - Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

    - Sự cần thiết của chương trình, dự án.

    - Mục tiêu của chương trình, dự án.

    - Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

    - Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.

    Căn cứ lập thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì?

    Căn cứ lập thẩm định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công là gì? (Hình từ Internet)

    Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư công 2024 như sau:

    Điều 43. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
    1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như sau:
    a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
    b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
    c) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này;
    d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
    đ) Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
    2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
    a) Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
    b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định dự án;
    c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
    d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
    [...]

    Theo đó, trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như sau:

    - Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;

    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;

    - Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư công 2024;

    - Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;

    - Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.

    Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung gì?

    Tại Điều 47 Luật Đầu tư công 2024 quy định như sau:

    Điều 47. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án
    1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Sự cần thiết đầu tư;
    b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
    c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
    d) Phạm vi của chương trình;
    đ) Các dự án thành phần (nếu có) đối với chương trình mục tiêu quốc gia; danh mục dự án thành phần đối với chương trình đầu tư công khác (nếu có);
    e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
    g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
    h) Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
    i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
    k) Tổ chức thực hiện chương trình;
    l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.
    2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Sự cần thiết đầu tư;
    b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
    c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
    d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
    đ) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
    e) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
    g) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
    h) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
    i) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
    k) Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành trong giai đoạn khai thác dự án;
    [...]

    Như vậy, báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Sự cần thiết đầu tư;

    - Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;

    - Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;

    - Phạm vi của chương trình;

    - Các dự án thành phần (nếu có) đối với chương trình mục tiêu quốc gia; danh mục dự án thành phần đối với chương trình đầu tư công khác (nếu có);

    - Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;

    - Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;

    - Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;

    - Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);

    - Tổ chức thực hiện chương trình;

    - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.

    saved-content
    unsaved-content
    23