Các công trình kiến trúc điêu khắc thời Trần mang đặc điểm gì nổi bật?
Nội dung chính
Các công trình kiến trúc điêu khắc thời Trần mang đặc điểm gì nổi bật?
Các công trình kiến trúc điêu khắc thời Trần mang đặc điểm nổi bật là sự tiếp nối tinh hoa của nghệ thuật thời Lý nhưng có bước phát triển mới rõ rệt.
Nếu như nghệ thuật thời Lý thiên về sự mềm mại, bay bổng thì thời Trần lại tạo hình hiện thực hơn, khoáng đạt và khỏe khoắn hơn. Những công trình như chùa Phổ Minh, tháp Phổ Minh, đền An Sinh, cùng các tượng linh vật, hoa văn trang trí… đều thể hiện tinh thần mạnh mẽ, dân tộc và đậm chất đời sống.
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần tập trung thể hiện sự uy nghiêm, giản dị nhưng sâu sắc. Họa tiết trang trí trong kiến trúc được thể hiện sắc nét, bố cục chặt chẽ, phản ánh tinh thần thượng võ và tư tưởng Phật giáo gắn với đời sống xã hội.
Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tôn giáo và dân gian đã tạo nên một diện mạo nghệ thuật đặc trưng cho thời kỳ này, góp phần khẳng định một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hóa - nghệ thuật Đại Việt.
Các công trình kiến trúc điêu khắc thời Trần mang đặc điểm gì nổi bật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
...
3. Thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp, các chuyên gia lĩnh vực kiến trúc, văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo tiêu chí đánh giá, phân loại quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.
4. Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị căn cứ kết quả thẩm định tiếp thu, giải trình và hoàn chỉnh hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
[...]
Theo đó, Hội đồng thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sẽ thẩm định danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội.
2. Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
3. Thiết kế kiến trúc là việc lập phương án kiến trúc, thể hiện ý tưởng kiến trúc, giải pháp kỹ thuật về kiến trúc trong hồ sơ thiết kế quy hoạch, xây dựng, thiết kế nội thất, ngoại thất và kiến trúc cảnh quan.
4. Công trình kiến trúc là một hoặc tổ hợp công trình, hạng mục công trình được xây dựng theo ý tưởng kiến trúc hoặc thiết kế kiến trúc.
5. Công trình kiến trúc có giá trị là công trình kiến trúc tiêu biểu, có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc.
Theo đó, công trình kiến trúc có giá trị là công trình kiến trúc tiêu biểu, có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
1. Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
b) Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình
c) Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
d) Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
2. Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
b) Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
c) Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
3. Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định như sau:
- Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
+ Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
+ Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
+ Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
+ Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
- Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
+ Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
+ Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
+ Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.