Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp nào? Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm những gì?

Nội dung chính

    Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp nào?

    Căn cứ tại Điều 83 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng như sau:

    Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:

    (1) Hạng I: Đã phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc làm giám sát trưởng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II.

    (2) Hạng II: Đã phụ trách lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc làm giám sát trưởng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III.

    (3) Hạng III: Đã tham gia lĩnh vực chuyên môn về giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình cấp IV.

    Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp nào?

    Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp nào? (Hình từ Internet)

    Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm những gì?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, quy định về giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

    Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng 2014. Theo đó, nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm:

    - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

    - Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

    - Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.

    Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

    - Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

    - Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

    - Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

    - Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động;...

    - Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

    - Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

    - Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

    - Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

    Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 120 Luật Xây dựng 2014 thì việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm 03 yêu cầu cụ thể sau:

    - Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

    - Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

    - Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

    saved-content
    unsaved-content
    1