Bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa bị hỏng, không tiếp tục hành trình thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa bị hỏng, không tiếp tục hành trình thế nào? Nếu bố trí được phương tiện nhưng phải quay lại bến thì sao?

Nội dung chính

    Bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa bị hỏng, không tiếp tục hành trình thế nào?

    Phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội bộ đang hành trình bị hỏng, không thể tiếp tục hành trình được được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Cụ thể là:

    Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, Thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa hành khách tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:

    - Nếu hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người kinh doanh vận tải phải bố trí nơi ăn, nghỉ cho hành khách và chịu mọi chi phí;

    - Nếu hành khách không muốn chờ đợi để đi tiếp thì người kinh doanh vận tải phải trả lại tiền vé, tiền cước tương ứng với đoạn đường còn lại cho hành khách;

    - Nếu người kinh doanh vận tải bố trí được phương tiện khác nhưng phải quay trở lại bến xuất phát thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, tiền cước cho hành khách.

    Trước khi cho phương tiện rời bến, thuyền trưởng và các thuyền viên phải kiểm tra tình hình phương tiện (động cơ, trang thiết bị,...) có đủ điều kiện để tham gia giao thông đường thủy nội địa hay không. Sau khi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì mới cho phương tiện rời bến để đảm bảo an toàn cho hành khách và các thuyền viên trên tàu. Đây là trường hợp phương tiện bị hư hỏng, không thể tiếp tục hành trình do lỗi của người kinh doanh vận tải. Do đó, họ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật đã trích dẫn.

    Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì phương tiện đi được khoảng 20 km thì chân vịt bị hỏng nên phải cập cảng để sửa chữa. Nếu bạn không muồn chờ đợi đến lúc phuong tiện được sửa chữa hay người kinh doanh vận tải bố trí phương tiện khác để đi tiếp thì người kinh doanh vận tải chỉ phải trả lại cho bạn số tiền vé, tiền cước ký gửi hành lý, hàng hóa tương ứng với đoạn đường còn lại mà bạn chưa đi là 52,8 km.

    Trên đây là nội dung quy định về phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách trên đường thủy nội địa bị hỏng, không thể tiếp tục hành trình được. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 80/2014/TT-BGTVT.

    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ