Bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa phải dừng chuyến đi vì lý do bất khả kháng thế nào?

Bồi thường khi phương tiện vận tải đường thủy nội địa phải dừng chuyến đi vì lý do bất khả kháng thế nào? Khi phương tiện chưa xuất bến, người kinh doanh vận tải phải làm gì?

Nội dung chính

    Bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa phải dừng chuyến đi vì lý do bất khả kháng thế nào?

    Phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa phải dừng chuyến đi vì lý do bất khả kháng được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Cụ thể là:

    Khi phương tiện chưa xuất bến, người kinh doanh vận tải phải thông báo ngay cho hành khách việc tạm dừng chuyến đi; trường hợp hủy bỏ chuyến đi thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, tiền cước cho hành khách.

    Theo quy định của pháp luật tại Đoạn 2 Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự 2015 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng ở đây có thể là các tình huống bất thường xảy ra ngoài tầm kiểm soát như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa), địch họa,....

    Đối với trường hợp này thì do thuyền viên đình công nên người kinh doanh vận tải buộc phải dừng chuyến đi và đã thông báo cho bạn đúng với quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp này, lịch trình xuất bến của phương tiện đã thay đổi. Nếu như bạn không muốn đi tiếp nữa thì áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT, bạn có thể trả lại vé trước thời điểm xuất phát mới theo lịch trình của phương tiện tối thiểu là 1 giờ thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại cho bạn 90% giá vé.

    Trên đây là nội dung quy định về phương thức bồi thường khi phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa phải dừng chuyến đi vì lý do bất khả kháng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 80/2014/TT-BGTVT.

    9