Bộ Tài Chính đề xuất sẽ kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Bộ Tài Chính đề xuất sẽ kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030. Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Nội dung chính

    Bộ Tài Chính đề xuất sẽ kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

    Bộ Tài chính trình Chính phủ và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12, Nghị quyết 28/2016/QH14Nghị quyết 107/2020/QH14 đến hết ngày 31/12/2030, nhằm mục tiêu:

    - Tiếp tục thực hiện kết quả đạt được của việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích kinh tế trang trại; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa;

    - Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

    - Tiếp tục hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, năng cao thu nhập và đời sống người nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và vẫn đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Theo Bộ Tài chính đánh giá, việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030 không làm giảm thu vì đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Ước tính, tổng số thuế được miễn theo quy định pháp luật hiện hành là khoảng 7.500 tỉ đồng mỗi năm.

    Nếu được thông qua, Nghị quyết kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2026.

    Xem chi tiết Dự thảo Nghị quyết kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp Tại đây

    Bộ Tài Chính đề xuất sẽ kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030Bộ Tài Chính đề xuất sẽ kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 (Hình từ internet)

    Trường hợp nào người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp?

    Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 quy định:

    1. Miễn thuế cho đất đồi, núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
    2. Miễn thuế cho đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này dùng vào sản xuất:
    - Trồng cây hàng năm: 5 năm; riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển: 7 năm;
    - Trồng cây lâu năm: miễn thuế trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch. Riêng đối với đất ở miền núi, đầm lầy và lấn biển được cộng thêm 6 năm.
    - Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì chỉ nộp thuế khi khai thác theo quy định tại khoản 4, Điều 9 của Luật này.
    3. Miễn thuế cho đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch.
    4. Chính phủ quy định việc giảm thuế, miễn thuế đối với đất khai hoang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

    Như vậy, người dân được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong một số trường hợp như:

    - Sử dụng đất đồi, núi trọc vào sản xuất nông, lâm nghiệp;

    - Sử dụng đất khai hoang không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 vào việc trồng cây hàng năm trong thời hạn 05 năm;

    - Sử dụng đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả: trong thời gian xây dựng cơ bản và cộng thêm 3 năm từ khi có thu hoạch;...

    Đối tượng nào chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 74-CP 1993 Hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định về các đối tượng chịu thuế sau:

    - Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.

    - Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..

    - Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...

    - Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

    - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.

    - Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.

    Theo đó, các loại đất trên là các đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài ra cần lưu ý trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993.

    13