Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là gì?

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là gì?

    Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2020) quy định các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

    - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

    - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

    - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

    - Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    - Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;

    - Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;

    - Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;

    - Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.

    Trên đây là các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

    16