Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bằng các hình thức nào theo quy định hiện hành?
Nội dung chính
Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
- Bảo trì theo chất lượng thực hiện
+ Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc Nhà nước giao khoán cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng được xác định trong một thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế;
+ Bảo trì theo chất lượng thực hiện áp dụng đối với hoạt động bảo dưỡng thường xuyên tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
+ Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định cụ thể đơn giá bảo dưỡng thường xuyên cho từng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan, cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp thực hiện bảo trì thì giá này là giá gói thầu;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng thường xuyên tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo chất lượng thực hiện.
- Bảo trì theo khối lượng thực tế
+ Bảo trì theo khối lượng thực tế tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là việc Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và thực hiện thanh toán cho doanh nghiệp theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện;
+ Việc bảo trì theo khối lượng thực tế áp dụng đối với hoạt động sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.