Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng khi thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đúng không?

Nội dung chính

    Thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 74 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:

    Điều 74. An toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ
    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
    a) Thiết kế, lắp đặt dây dẫn, thiết bị đóng cắt và thiết bị điện trong nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng, an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phù hợp với tổng nhu cầu sử dụng điện năng của người sử dụng;
    b) Lắp đặt đường dây dẫn điện từ công tơ đo đếm điện đến nhà ở, công trình, khu vực sử dụng điện bảo đảm chất lượng, an toàn và không gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải;
    c) Cung cấp thông tin về hệ thống điện trong nhà ở, công trình và nhu cầu sử dụng điện năng khi ký hợp đồng mua bán điện;
    d) Bảo đảm an toàn đối với hệ thống điện trong nhà ở, công trình do mình sở hữu hoặc quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa, thay thế dây dẫn, thiết bị điện không bảo đảm chất lượng. Khi xảy ra sự cố điện phải có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây cháy lan sang đồ vật, trang thiết bị khác trong nhà ở, công trình và kịp thời thông báo cho đơn vị bán điện và cơ quan chức năng tại địa phương;
    đ) Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc kiểm tra an toàn trong sử dụng điện.
    [...]

    Như vậy, khi sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thiết kế, lắp đặt dây dẫn, thiết bị đóng cắt và thiết bị điện trong nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, dịch vụ phải bảo đảm:

    - Chất lượng, an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy.

    - Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

    - Phù hợp với tổng nhu cầu sử dụng điện năng của người sử dụng.

    Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng khi thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở?

    Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng khi thiết kế, lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở? (Hình từ Internet)

    Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của ai?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
    2. Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
    3. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
    4. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
    5. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.
    [...]

    Theo đó, quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng. Cụ thể, hoạt động này được thực hiện trong các giai đoạn:

    - Chuẩn bị đầu tư.

    - Thực hiện đầu tư xây dựng.

    - Khai thác, sử dụng công trình.

    Bộ Xây dựng có trách nhiệm gì về quản lý chất lượng công trình xây dựng?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 52. Trách nhiệm thi hành
    1. Bộ Xây dựng:
    a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này;
    b) Ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng công trình và hướng dẫn thi hành Nghị định này;
    c) Thực hiện quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đối với công trình chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này của các bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng công trình; kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng công trình khi cần thiết;
    d) Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Nghị định này theo thẩm quyền;
    đ) Hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng; ban hành định mức bảo trì công trình xây dựng trừ định mức bảo dưỡng đối với các công trình chuyên ngành.
    [...]

    Như vậy, Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng công trình và hướng dẫn thi hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    22