Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp cần có những nội dung gì?

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp cần có những nội dung gì?

Nội dung chính

    Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong hoạt động tư pháp cần có những nội dung gì?

    Tại Điều 21 Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, có quy định:

    - Kết thúc việc xác minh, người được phân công xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất giải quyết tố cáo trình người có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo kết quả xác minh phải có các nội dung chính sau:

    + Họ tên, địa chỉ người tố cáo, người bị tố cáo, nội dung tố cáo;

    + Nội dung giải trình của người bị tố cáo;

    + Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo, việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có);

    + Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm của người bị tố cáo, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan (nếu có);

    + Xác định đối tượng bị thiệt hại, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra;

    + Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Tổ xác minh (nếu có);

    + Đề xuất kết luận nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý người có hành vi vi phạm (nếu có).

    - Đối với những vụ, việc phức tạp mà người được phân công xác minh nội dung tố cáo thuộc nhiều đơn vị nghiệp vụ tham gia thì các thành viên được phân công phải báo cáo lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ của mình có quan điểm chính thức bằng văn bản gửi cho đơn vị chủ trì để tổng hợp báo cáo chung.

    2