Bản đồ hành chính quận Gò Vấp sau sáp nhập phường ở TPHCM? Sau sáp nhập quận Gò Vấp đổi thành phường gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Bản đồ hành chính quận Gò Vấp sau sáp nhập phường? Sau sáp nhập quận Gò Vấp đổi thành phường gì? Các phường ở quận Gò vấp thành phường gì?

Nội dung chính

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp sau sáp nhập phường? Sau sáp nhập quận Gò Vấp đổi thành phường gì?

Hiện tại, đơn vị hành chính trên cả nước chính thức được tổ chức thành 2 cấp, gồm: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (cấp xã). Theo đó, bỏ cấp huyện, sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh, xã trên phạm vi cả nước.

TP Hồ Chí Minh được thống nhất sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu thành một thành phố mới lấy tên là TP Hồ Chí Minh (Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15). Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, được thực hiện theo Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025

Quận Gò Vấp đổi thành gì? Sáp nhập phường quận Gò Vấp được thực hiện như quy định dưới đây:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
...
47. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 1 và Phường 3 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường Hạnh Thông.
48. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 5 và Phường 6 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường An Nhơn.
49. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 10 và Phường 17 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường Gò Vấp.
50. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 15 và Phường 16 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường An Hội Đông.
51. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 8 và Phường 11 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường Thông Tây Hội.
52. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Phường 12 và Phường 14 (quận Gò Vấp) thành phường mới có tên gọi là phường An Hội Tây.
...

Các phường ở quận Gò vấp thành phường gì? Theo đó, quận Gò Vấp (1 ĐVHC cấp huyện) sẽ chính thức ngừng hoạt động từ 01/7/2025, các phường thuộc địa phận sau khi sáp nhập giảm từ 12 phường xuống còn 6 phường. Cụ thể bản đồ hành chính quận Gò Vấp cũ sau sáp nhập phường như sau:

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp sau sáp nhập phường

Quận Gò Vấp sau sáp nhập đổi tên như thế nào? Bảng dưới đây thể hiện cụ thể các ĐVHC mới quận Gò Vấp sau sáp nhập:

STT

ĐVHC trước sáp nhập

ĐVHC hình thành sau sáp nhập

Trụ sở

1

Phường 1

Phường Hạnh Thông

Số 23 Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, quận Gò Vấp

Phường 3

2

Phường 5

Phường An Nhơn

Số 394 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, quận Gò Vấp

Phường 6

3

Phường 10

Phường Gò Vấp

Số 332 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp

Phường 17

4

Phường 15

Phường An Hội Đông

Số 330 Thống Nhất, Phường 16, quận Gò Vấp

Phường 16

5

Phường 8

Phường Thông Tây Hội

Số 563 Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp

Phường 11

6

Phường 12

Phường An Hội Tây

Số 397 Phan Huy Ích, Phường 14, quận Gò Vấp

Phường 14

ĐVHC hình thành sau khi quận Gò Vấp sáp nhập

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp sau sáp nhập phường ở TPHCM? Sau sáp nhập quận Gò Vấp đổi thành phường gì?

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp sau sáp nhập phường? Sau sáp nhập quận Gò Vấp đổi thành phường gì? (Hình từ Internet)

TPHCM mới sau sáp nhập tỉnh thành phường xã giáp với các tỉnh nào?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
16. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59 km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.
Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.
[...]

Theo đó, TPHCM mới hình thành sau khi thực hiện sáp nhập TPHCM Bình Dương Bà Rịa Vũng Tàu giáp với các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.

Mục tiêu của việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã quy định tại Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 là việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã để bảo đảm có số lượng, quy mô phù hợp, cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là xã.

(Điều 1 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15)

Tên xã phường mới sau sáp nhập được đặt như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:

Điều 7. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp
1. Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau:
a) Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
b) Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
c) Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.

Như vậy, việc đặt tên xã phường mới sau sáp nhập như sau:

- Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;

- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;

- Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.

Trên đây là nội dung "Bản đồ hành chính Quận Gò Vấp sau sáp nhập phường? Sau sáp nhập quận Gò Vấp đổi thành phường gì?"

saved-content
unsaved-content
1