Nghị quyết 211 năm 2025 của Quốc Hội về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI ra sao?

Nghị quyết 211 năm 2025 của Quốc Hội về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI ra sao?

Nội dung chính

    Nghị quyết 211 năm 2025 của Quốc Hội về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI ra sao?

    Căn cứ theo Nghị quyết 211/2025/QH15 về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia như sau:

    (1) Danh sách các thành viên như sau:

    Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, gồm 19 thành viên.

    - Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia:

    + Chủ tịch Quốc hội.

    - Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia:

    + 01 Phó Chủ tịch Quốc hội là Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng Tiểu ban Nhân sự.

    + 01 Phó Thủ tướng Chính phủ.

    + Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    + Phó Chủ tịch nước.

    - Các Ủy viên:

    + Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

    + Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

    + Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.

    + Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    + Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an.

    + 01 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Trưởng Tiểu ban văn bản pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    + 01 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Trưởng Tiểu ban thông tin tuyên truyền.

    + 01 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Trưởng Tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.

    + Đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

    + Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội.

    + Đồng chí Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia.

    + Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

    + Đồng chí Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

    + Đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

    (2) Tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia

    - Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nhiệm vụ được giao.

    - Hội đồng bầu cử quốc gia có địa điểm làm việc tại Nhà Quốc hội, con dấu, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc

    Nghị quyết 211

    Nghị quyết 211 năm 2025 của Quốc Hội về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI ra sao? (Ảnh Internet)

    Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 4 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử như sau:

    - Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

    - Hội đồng bầu cử quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

    - Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.

    - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

    - Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tương ứng; các Ban bầu cử, Tổ bầu cử thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015.

    - Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử theo quy định Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 13 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015 về nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia như sau:

    Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

    Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    saved-content
    unsaved-content
    1