Kết luận 174: Sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 9/2025?

Kết luận 174: Sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 9/2025?

Nội dung chính

     

    Kết luận 174: Sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 9/2025?

    Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Kết luận 174-KL/TW năm 2025 về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

    Tại Mục 3 Kết luận 174-KL/TW năm 2025, Ban Chấp hành Trung ương Giao Đảng uỷ Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:

    (1) Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những chủ trương, nội dung lớn trước khi ban hành nghị định và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, cho thôi việc đối với công chức, viên chức bảo đảm nguyên tắc "có vào, có ra"…

    (2) Kiểm tra, nắm chắc tình hình, thống kê đầy đủ, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị về việc cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã nghỉ công tác sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn với đơn vị hành chính 2 cấp và việc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc và điều chỉnh các quy định, hướng dẫn để bảo đảm việc cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã nghỉ công tác đúng mục đích, yêu cầu, đúng người và giữ được cán bộ có năng lực, trình độ.

    (3) Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ ban hành quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính và phân loại đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển thời kỳ mới.

    (4) Lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức (hoàn thành trong tháng 9/2025).

    (5) Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng biên chế khối chính phủ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hoàn thiện việc xác định vị trí việc làm, làm cơ sở xác định biên chế đến năm 2031 của các bộ; cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; chính quyền địa phương; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; các đơn vị sự nghiệp, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương.

    (6) Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về số lượng cấp phó các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.

    (7) Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát việc bố trí kinh phí; kiểm tra, hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí, bố trí trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị gắn với đơn vị hành chính 2 cấp.

    (8) Tiếp tục kiểm tra sát sao việc bố trí đủ kinh phí, kịp thời giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp.

    (9) Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính ở Trung ương và địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ thẩm quyền; về quy trình công tác, hồ sơ, thủ tục hành chính…; về cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức không phụ thuộc địa giới hành chính. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các quy định, hướng dẫn hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống cơ quan hành chính ở Trung ương và địa phương bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản, giữa Trung ương và địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình đơn vị hành chính 2 cấp.

    (10) Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc vận hành của cơ quan nhà nước ở địa phương, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng tắc nghẽn, gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động công vụ, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khắc phục ngay các sự cố (nếu có).

    Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Giao Đảng uỷ Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành trong tháng 9/2025

    Trên đây là thông tin về Kết luận 174: Sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 9/2025?

    Kết luận 174: Sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 9/2025? (Hình từ Internet)

    Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ thế nào?

    Theo Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2025 quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ như sau:

    - Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chủ động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc; ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong thực thi nhiệm vụ.

    - Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

    - Chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    - Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công được giao.

    - Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải chấp hành, đồng thời báo cáo bằng văn bản với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

    Nội dung quản lý cán bộ, công chức?

    Căn cứ theo Điều 40 Luật Cán bộ, công chức 2025 quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức như sau:

    - Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức.

    - Quy định chức vụ, chức danh công chức; xây dựng, quản lý vị trí việc làm và tỷ lệ công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm.

    - Quản lý, sử dụng biên chế cán bộ, công chức.

    - Tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; tạm đình chỉ chức vụ, cho thôi giữ chức vụ; từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, kỷ luật.

    - Sử dụng, phân công, bố trí, kiểm tra, đánh giá, tạm đình chỉ công tác; đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng; thực hiện chế độ tiền lương, cho thôi việc, nghỉ hưu và các chế độ, chính sách khác.

    - Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện nội dung quản lý khác trong công tác cán bộ theo thẩm quyền.

    - Thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý cán bộ, công chức; xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức.

    - Phân cấp, ủy quyền thực hiện các nội dung quản lý cán bộ, công chức.

    saved-content
    unsaved-content
    1