Các đối tượng thuộc diện miễn phí, lệ phí cấp giấy phép viễn thông từ ngày 01/7/2025?
Nội dung chính
Các đối tượng thuộc diện miễn phí, lệ phí cấp giấy phép viễn thông từ ngày 01/7/2025?
Ngày 24/6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư 52/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
>> TẢI VỀ Thông tư 52/2025/TT-BTC
Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 52/2025/TT-BTC quy định về các đối tượng thuộc diện miễn phí, lệ phí cấp giấy phép viễn thông như sau:
- Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu.
- Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, hộ đê và cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều, hỏa hoạn, hoạt động nhân đạo, thảm họa khác.
- Mạng viễn thông dùng riêng cho tổ chức được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Mạng viễn thông của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam để thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi.
*Trên đây là thông tin về "Các đối tượng thuộc diện miễn phí, lệ phí cấp giấy phép viễn thông từ ngày 01/7/2025?"
Các đối tượng thuộc diện miễn phí, lệ phí cấp giấy phép viễn thông từ ngày 01/7/2025? (Hình từ Internet)
Phí cung cấp dịch vụ viễn thông theo Thông tư 52 được quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 52/2025/TT-BTC quy định về kê khai, nộp phí, lệ phí của người nộp phí như sau:
- Hàng quý, căn cứ doanh thu dịch vụ viễn thông của năm trước liền kề, người nộp phí xác định số phí phải nộp của quý bằng mức thu phí của năm chia cho
- Thời điểm nộp phí chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý nộp phí.
- Doanh thu dịch vụ viễn thông của năm trước liền kề làm căn cứ tính phí thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.
Trường hợp năm trước liền kề mà người nộp phí không hoạt động đủ 12 tháng thì doanh thu năm trước liền kề được xác định bằng tổng doanh thu của năm trước liền kề chia cho số tháng hoạt động (tính tròn tháng) nhân với
Trường hợp năm tài chính của người nộp phí không trùng với năm dương lịch thì doanh thu năm trước liền kể được lấy theo năm tài chính thực tế thực hiện.
- Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông lần đầu thì số phí phải nộp hàng quý của năm cấp giấy phép bằng mức phí theo doanh thu tối thiểu tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 52/2025/TT-BTCchia cho 4 (50 triệu đồng/4). Thời điểm tính phí là từ quý được cấp giấy phép.
- Trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hết hạn hoặc bị thu hồi, doanh nghiệp phải nộp phí cung cấp dịch vụ viễn thông hết quý có ngày hết hạn hoặc ngày thu hồi. Thời điểm nộp phí trước ngày giấy phép bị thu hồi hoặc hết hạn.
- Trường hợp doanh nghiệp được gia hạn hoặc cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, phí cung cấp dịch vụ sẽ được tính từ quý liền sau của quý giấy phép gia hạn, giấy phép cấp lại có hiệu lực.
Chính sách của Nhà nước về viễn thông hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Viễn thông 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về viễn thông như sau:
(1) Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
(2) Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.
(4) Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.
(5) Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
(6) Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
(7) Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
(8) Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Thông tư 52/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.