13:48 - 28/09/2024

Việc đánh giá hằng năm các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ dựa trên những nội dung cụ thể nào?

Quy định về nội dung đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia? Quy định về nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?

Nội dung chính

    Quy định về nội dung đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về nội dung đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

    - Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

    - Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

    - Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.

    - Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

    - Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

    Việc đánh giá hằng năm các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ dựa trên những nội dung cụ thể nào? (Hình từ internet)

    Quy định về nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 27/2022/NĐ-CP về nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

    - Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

    - Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

    - Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.

    - Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

    - Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).

    Quy định về nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động chương trình mục tiêu quốc gia như thế nào?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 31 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

    - Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

    - Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

    - Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).

    - Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).

    2