Việc chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại được quy định ra sao, và những trường hợp nào có thể dẫn đến việc chấm dứt?
Nội dung chính
Việc chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại được quy định ra sao, và những trường hợp nào có thể dẫn đến việc chấm dứt?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Trường hợp người yêu cầu đề nghị Văn phòng Thừa phát lại không tiếp tục việc thi hành án hoặc Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh điều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thì xử lý như sau:
a) Các bên cùng nhau thanh lý hợp đồng;
b) Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;
c) Các vấn đề khác phát sinh được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không được áp dụng đối với trường hợp người yêu cầu đề nghị Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt việc thi hành án làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
3. Trong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có tranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về chấm dứt việc thi hành án của Thừa Phát lại.