Trường hợp quân nhân tham gia kháng chiến được hưởng trợ cấp được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trường hợp quân nhân tham gia kháng chiến được hưởng trợ cấp được quy định như thế nào?
Trường hợp của ông Hùng áp dụng quy định tại Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ, Nghị định số 11/2001/NĐ-CP ngày 30/1/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP; Thông tư Liên tịch số 69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16/4/2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ.
Theo đó, thời gian công tác để tính hưởng chế độ hưu trí là thời gian công tác thực tế trong quân đội, bao gồm thời gian là quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng.
Đối với các trường hợp chuyển ngành rồi thôi việc; hoặc đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội hoặc đi lao động hợp tác quốc tế sau đó lại phục viên, xuất ngũ thì thời gian công tác ngoài quân đội, thời gian lao động hợp tác quốc tế không được tính hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Theo quy định nêu trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng có thời gian công tác thực tế trong quân đội là 16 năm 4 tháng nên không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Cục Chính sách cũng cho biết, ngày 27/10/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Theo quy định tại Quyết định nêu trên, trường hợp ông Nguyễn Mạnh Hùng nếu hiện tại không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác có tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét, xét hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Cục Chính sách đề nghị ông Hùng liên hệ với Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.