Trong những trường hợp nào người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Trong những trường hợp nào người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật hiện hành?
Những trường hợp xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 10 Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, theo đó:
Những trường hợp xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước gồm:
1. Vi phạm nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người đứng đầu không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi vi phạm đó và không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả.
+ Không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện.
+ Cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ thị những vấn đề thuộc thẩm quyền của người đứng đầu nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định.
+ Đưa ra ý kiến chỉ đạo trái pháp luật, chung chung, không rõ ràng, không nhất quán, gây lãng phí ngân sách, tài sản của Nhà nước; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật; không thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ được giao.
+Cấp phó, người đại diện hoặc người được ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà pháp luật đã giao cho người đứng đầu.
+ Để cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí.
+ Để tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
+ Xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới.