Trong Bộ quốc phòng, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị quy định thế nào?
Nội dung chính
Trong Bộ quốc phòng, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị quy định thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 29 Thông tư 42/2016/TT-BQP thì nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị trong Bộ quốc phòng được quy định như sau:
1. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 25 Thông tư này tham mưu, tư vấn, giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Xác định nội dung pháp luật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng;
c) Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại cấp mình và cơ quan, đơn vị thuộc quyền; phối hợp, lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật;
d) Thực hiện các giải pháp tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
đ) Hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức các mô hình, cách thức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tủ sách pháp luật, Ngày Pháp luật tại cấp mình và cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
e) Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề xuất các trường hợp được khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được thủ trưởng cơ quan, đơn vị giao.
3. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị trong Bộ quốc phòng được quy định tại Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.