Top 11 mẫu kết bài chung cho nghị luận xã hội cho mọi đề đạt điểm cao? Kiến thức tiếng Việt đối với chương trình môn Ngữ văn lớp 12?
Nội dung chính
Top 11 mẫu kết bài chung cho nghị luận xã hội cho mọi đề đạt điểm cao?
Các bạn học sinh lớp 12 có thể tham khảo ngay Top 11 mẫu kết bài chung cho nghị luận xã hội cho mọi đề dưới đây:
Top 11 mẫu kết bài chung cho nghị luận xã hội cho mọi đề Các mẫu kết bài mở rộng: Kết bài khẳng định lại vấn đề và đưa ra lời khuyên: Tóm tắt lại vấn đề đã nghị luận, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó và đưa ra lời khuyên cho bản thân và mọi người. Ví dụ: Tóm lại, lòng biết ơn là một phẩm chất đẹp đẽ mà mỗi người cần có. Hãy biết ơn những người xung quanh, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng biết ơn không chỉ giúp ta có thêm nhiều niềm vui mà còn giúp ta sống tốt đẹp hơn. Kết bài đặt câu hỏi mở: Đưa ra một câu hỏi gợi mở để độc giả tự suy nghĩ và tìm câu trả lời. Ví dụ: Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng một xã hội mà ở đó, lòng biết ơn được trân trọng và lan tỏa? Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta cần tự trả lời. Kết bài liên hệ với thực tế: Liên hệ vấn đề nghị luận với những vấn đề đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Ví dụ: Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống hối hả, chúng ta dễ dàng quên đi những giá trị truyền thống như lòng biết ơn. Điều này thật đáng báo động. Kết bài trích dẫn: Dùng một câu nói hay, một câu thơ, một đoạn trích để kết thúc bài viết, làm tăng thêm sức thuyết phục. Ví dụ: Như nhà văn Victor Hugo đã từng nói: "Lòng biết ơn là trí nhớ của trái tim". Quả thật, lòng biết ơn chính là thước đo giá trị của con người. Các mẫu kết bài sâu sắc: Kết bài khơi gợi cảm xúc: Sử dụng những hình ảnh, từ ngữ gợi cảm để khơi gợi cảm xúc của người đọc. Ví dụ: Hãy tưởng tượng một thế giới mà mọi người đều biết ơn nhau, sẽ thật ấm áp và tươi đẹp biết bao! Kết bài đưa ra lời kêu gọi: Kêu gọi mọi người cùng hành động để giải quyết vấn đề. Ví dụ: Hãy cùng nhau chung tay lan tỏa tinh thần biết ơn, để cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn. Kết bài đưa ra dự báo: Dự đoán về tương lai nếu vấn đề không được giải quyết hoặc được giải quyết. Ví dụ: Nếu chúng ta không thay đổi nhận thức và hành động của mình, lòng biết ơn sẽ dần mai một và xã hội sẽ trở nên lạnh lẽo hơn. Kết bài sử dụng phép đối lập: Đối lập giữa tình hình hiện tại và tình hình mong muốn để nhấn mạnh vấn đề. Ví dụ: Trong khi cuộc sống ngày càng đầy đủ, vật chất, con người lại có xu hướng ích kỷ, vô cảm. Điều này thật đáng buồn! Các mẫu kết bài sáng tạo: Kết bài bất ngờ: Đưa ra một kết luận bất ngờ, gây ấn tượng mạnh với người đọc. Ví dụ: Lòng biết ơn không chỉ là một đức tính tốt đẹp mà còn là một món quà quý giá mà chúng ta dành tặng cho chính mình. Kết bài hài hước: Sử dụng yếu tố hài hước để làm giảm sự căng thẳng và tăng tính hấp dẫn cho bài viết. Ví dụ: Nếu bạn muốn có thêm nhiều người bạn, hãy học cách biết ơn nhé! Kết bài mở rộng vấn đề: Đưa ra những vấn đề liên quan khác để độc giả tiếp tục suy nghĩ. Ví dụ: Lòng biết ơn không chỉ dừng lại ở việc cảm ơn những người đã giúp đỡ mình mà còn bao gồm cả việc biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Ghi chú: các bạn học sinh hoàn toàn có thể tham khảo mẫu trên và triển khai thêm ý để bài viết mang màu sắc riêng của mỗi bạn. |
*Lưu ý: Thông tin về Top 11 mẫu kết bài chung cho nghị luận xã hội cho mọi đề chỉ mang tính chất tham khảo./.
Top 11 mẫu kết bài chung cho nghị luận xã hội cho mọi đề đạt điểm cao? Kiến thức tiếng Việt đối với chương trình môn Ngữ văn lớp 12? (Hình từ Internet)
Kiến thức tiếng Việt đối với chương trình môn Ngữ văn lớp 12 cần phải có gồm những gì?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì kiến thức tiếng Việt đối với chương trình môn Ngữ văn lớp 12 cần phải có gồm:
- Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
- Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa
- Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ: đặc điểm và tác dụng
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Văn bản nghị luận: vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm; bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội; bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến giới trẻ; bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học cùng hoặc khác về thể loại
+ Văn bản thông tin: giá trị của đề tài, thông tin chính của văn bản; các loại dữ liệu và độ tin cậy của dữ liệu; thư trao đổi công việc; báo cáo kết quả của bài tập dự án hay kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu
- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật: hiểu và vận dụng
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
3 chuyên đề trong nội dung môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì lớp 12 có 3 chuyên đề học tập, nội dung cụ thể của mỗi chuyên đề như sau:
- Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại:
+ Các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề
+ Cách viết một báo cáo nghiên cứu
+ Một số vấn đề có thể nghiên cứu về văn học hiện đại, hậu hiện đại
+ Cách đọc văn bản văn học hiện đại và hậu hiện đại
+ Yêu cầu của việc thuyết trình một vấn đề của văn học hiện đại, hậu hiện đại.
- Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học:
+ Tác phẩm văn học và chuyển thể tác phẩm văn học
+ Một số điểm khác biệt cơ bản giữa tác phẩm văn học và tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn học
+ Cách chuyển thể một tác phẩm văn học thành bộ phim, tác phẩm hội hoạ, âm nhạc,...
- Chuyên đề 3: Tìm hiều phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điền, hiện thực hoặc lãng mạn:
+ Phong cách sáng tác của một trường phái văn học: một số đặc điểm cơ bản
+ Cách tìm hiểu phong cách của một trường phái văn học
+ Cách viết bài giới thiệu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học
+ Thực hành tìm hiểu một số phong cách sáng tác của một trường phái văn học
+ Yêu cầu của việc thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học