Tổ chức đánh bạc với số tiền 30 triệu đồng có phải thuộc trường hợp quy mô lớn?
Nội dung chính
Tổ chức đánh bạc với số tiền 30 triệu đồng có phải thuộc trường hợp quy mô lớn?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì:
1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:
...
c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự 1999 (đã hết hiệu lực) quy định:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định:
"Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
...
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
...
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010 thì em trai bạn phạm tội tổ chức đánh bạc mà thu lợi bất chính với số tiền trên 20 triệu đồng thuộc trường hợp "Thu lợi bất chính lớn" sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 năm đến 10 năm tù.
Tuy nhiên, theo quy định Bộ luật hình sự hiện hành đã không còn phân biệt trường hợp quy mô lớn hay nhỏ, nên em trai bạn phạm tội tổ chức đánh bạc và thu lợi bất chính với số tiền 30 triệu đồng chỉ bị truy tố với khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù.