14:23 - 13/11/2024

Thuyết minh thiết kế cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nào bao gồm các nội dung nào?

Cho tôi hỏi: Thuyết minh thiết kế cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nào bao gồm các nội dung nào? Mong sớm nhận được phản hồi.

Nội dung chính

    Thuyết minh thiết kế cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nào bao gồm các nội dung nào?

    Thuyết minh thiết kế cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nào bao gồm các nội dung quy định tại Mục A Phụ lục I Thông tư 85/2014/TT-BGTVT về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành, cụ thể như sau:

    1. Giới thiệu mục đích cải tạo;

    2. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới trước và sau cải tạo;

    3. Nội dung thực hiện cải tạo và các bước công nghệ thi công:

    a) Có đầy đủ các nội dung cải tạo của các hệ thống, tổng thành, chi tiết và các bộ phận liên quan khác;

    b) Xây dựng chi tiết các bước công nghệ để thực hiện thi công cải tạo; mô tả chi tiết quy trình cải tạo;

    c) Có yêu cầu kỹ thuật cụ thể về vật tư, phụ tùng, vật liệu sử dụng trong cải tạo, đảm bảo tiêu chuẩn và phù hợp với xe cơ giới trước cải tạo.

    4) Tính toán các đặc tính động học, động lực học và kiểm nghiệm bền các chi tiết, tổng thành, hệ thống theo các nội dung như sau:

    STT

    Nội dung tính toán

    Nội dung cải tạo

    Xe ô tô

    Rơ moóc, sơ mi rơ moóc

    a)

    Tính toán các đặc tính động học và động lực học

    1

    Động lực học kéo và khả năng tăng tốc của xe

    x(1)

    ---

    2

    Tính ổn định ngang, ổn định dọc của xe khi không tải và khi đầy tải

    x

    x

    3

    Tính ổn định của xe khi quay vòng

    x

    ---

    4

    Tính ổn định của xe có lắp cơ cấu chuyên dùng khi cơ cấu chuyên dùng hoạt động (2)

    x

    x

    5

    Động học lái

    x(3)

    x(4)

    6

    Động học quay vòng của đoàn xe

    ---

    x

    7

    Động lực học khi phanh

    ---

    x

    8

    Động học cơ cấu nâng hạ thùng xe (5)

    x

    x

    b)

    Tính toán kiểm nghiệm bền các chi tiết, tổng thành, hệ thống

    1

    Khung xe

    (6)

    x

    2

    Khung xương của thân xe; Dầm ngang sàn xe hoặc dầm ngang của thùng xe; liên kết của thân xe hoặc thùng xe với khung xe; thành thùng xe; mui phủ.

    x

    x

    3

    Khung xương ghế và liên kết của ghế với sàn xe

    x

    (7)

    4

    Trục các đăng

    (8)

    ---

    5

    Cầu xe

    ---

    x

    6

    Lốp xe

    ---

    x

    7

    Cơ cấu lái; Dẫn động lái

    ---

    (4)

    8

    Cơ cấu phanh, Dẫn động phanh

    ---

    x

    9

    Hệ thống treo

    ---

    x

    10

    Xi téc

    Vỏ xi téc ở trạng thái vận hành và trạng thái chịu áp suất (nếu có)

    x

    x

    Mối hàn giữa xi téc và chân đỡ

    x

    x

    11

    Chốt kéo sơ mi rơ moóc; Liên kết chốt kéo với khung sơ mi rơ moóc

    ---

    x

    12

    Chốt hãm công-ten-nơ

    ---

    x

    13

    Liên kết giữa các bộ phận của trang thiết bị chuyên dùng; Liên kết các trang thiết bị chuyên dùng với khung xe

    x

    x

    14

    Các tính toán khác (nếu có) (9)

    x

    x

    Ghi chú:

    x: Có áp dụng.

    ---: Không áp dụng

    (1): Áp dụng đối với xe có kích thước bao lớn hơn xe trước cải tạo, xe có khối lượng cho phép kéo theo

    (2): Áp dụng với các xe như: ô tô cần cẩu, ô tô tải có cần cẩu, ô tô nâng người làm việc trên cao, ô tô tải tự đổ, ...

    (3): Áp dụng khi có sự thay đổi chiều dài cơ sở của xe; cải tạo xe tay lái nghịch.

    (4): Áp dụng đối với xe có trang bị hệ thống lái.

    (5): Áp dụng đối với xe có trang bị cơ cấu nâng hạ thùng xe.

    (6): Áp dụng trong các trường hợp sau:

    - Khi có sự thay đổi về kết cấu khung xe (như nối táp, gia cường).

    - Đối với ô tô tải có cần cẩu: Tính toán kiểm nghiệm bền dầm dọc của khung xe tại trạng thái nâng hàng gây ra mô men uốn lớn nhất về phía sau.

    (7): Áp dụng đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc chở người.

    (8): Áp dụng khi có sự thay đổi chiều dài của trục các đăng.

    (9): Áp dụng đối với những nội dung tính toán kiểm nghiệm bền cho các chi tiết, tổng thành khác tùy thuộc vào đặc điểm kết cấu cụ thể của từng loại xe cơ giới cải tạo.

    Trường hợp có cơ sở để kết luận sự thỏa mãn về độ bền của các chi tiết, tổng thành, hệ thống thuộc các hạng mục bắt buộc phải tính toán kiểm nghiệm bền nêu trên thì trong thuyết minh phải nêu rõ lý do của việc không tính toán kiểm nghiệm bền đối với các hạng mục này.


    5) Những hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng xe cơ giới sau khi cải tạo;

    6) Kết luận chung của bản thuyết minh;

    7) Mục lục;

    8) Tài liệu tham khảo trong quá trình thiết kế.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung của thuyết minh thiết kế cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.

    5