10:15 - 18/12/2024

Thế nào là phá hoại tài sản? Người có hành vi phá hoại tài sản từ bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi thế nào là phá hoại tài sản? Người có hành vi phá hoại tài sản từ bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Nội dung chính

    Thế nào là phá hoại tài sản?

    Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản", có thể hiểu phá hoại là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, làm cho tài sản bị hư hại, giảm hoặc có thể mất đi giá trị sử dụng, tài sản bị hủy hoại khó có thể phục hồi như ban đầu

    Phá hoại tài sản người khác có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, tùy vào mức độ hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật

    Thế nào là phá hoại tài sản? Người có hành vi phá hoại tài sản từ bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Thế nào là phá hoại tài sản? Người có hành vi phá hoại tài sản từ bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)

    Người có hành vi phá hoại tài sản từ bao nhiêu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại tài sản như sau:

    Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
    b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
    d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    đ) Để che giấu tội phạm khác;
    e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
    a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
    4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
    a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị xử phạt theo các khung hình phạt sau:

    - Khung thứ nhất:

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    + Tài sản là di vật, cổ vật.

    - Khung thứ hai:

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    + Có tổ chức;

    + Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Tài sản là bảo vật quốc gia;

    + Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    + Để che giấu tội phạm khác;

    + Vì lý do công vụ của người bị hại;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Khung thứ ba: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

    - Khung thứ tư:

    Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

    + Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

    Như vậy, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự (được sửa đổi tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Phá hoại tài sản người khác có phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại không?

    Theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

    Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
    Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
    1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
    2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
    3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
    4. Thiệt hại khác do luật quy định.

    Như vậy, theo quy định, người có hành vi phá hủy hoặc cố ý làm hư hại tài sản người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi của mình gây ra.

    275
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ